Chế độ ăn cho các bệnh loét dạ dày, tá tràng

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 42 - 45)

Nguyên tắc Cơ cấu khẩu phần Ký hiệu

- Năng lượng: 30-35 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.

- Protid 1-1,2 g/kg cân nặng hiện tại/ngày.

- Lipid: 15- 20% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

- Lựa chọn thực phẩm và dạng chế biến:

+ Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ... , thức ăn chua, cay.

+ Chế biến mềm, nhừ, hạn chế xơ sợi. Không nên ăn thức ăn rắn quá hoặc nhiều nước, nước thịt hầm. Không nên ăn thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, nhiệt độ thích hợp là 40- 500C.

- Số bữa ăn: 4-6 bữa/ngày.

E (kcal): 1600- 1800 P (g): 50- 65

L (g): 30- 40 G (g): 260- 320

TH01-X

4.2. Chảy máu dạ dày- tá tràng:

Nguyên tắc Cơ cấu khẩu phần Ký hiệu

- Năng lượng: 20 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. - Protid: 0,4- 0,6g/kg cân nặng hiện tại/ngày

- Lipid: 10- 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

- Ăn lỏng hoàn toàn

- Nhiệt độ thức ăn : 15- 250C E (kcal): 1000- 1250 P (g): 20- 30 L (g): 10- 20 G (g): 200- 250 TH02-X

- Số bữa ăn: 6- 8 bữa/ngày.

4.3. Chảy máu dạ dày- tá tràng, giai đoạn đã cầm máu:

Nguyên tắc Cơ cấu khẩu phần Ký hiệu

- Năng lượng: 25 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. - Protid: 0,6-0,8g/kg cân nặng hiện tại/ngày. - Lipid: 10- 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

- Lựa chọn thực phẩm và dạng chế biến: + Chọn thực phẩm ít xơ sợi.

+ Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ... , thức ăn chua, cay.

+ Chế biến thức ăn dưới dạng lỏng hoặc mềm. Không nên ăn thức ăn rắn quá hoặc nhiều nước, nước thịt hầm. Không nên ăn thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, nhiệt độ thích hợp là 40- 500C. - Số bữa ăn: 4-6 bữa/ngày.

E (kcal): 1300- 1400 P (g): 30- 40

L (g): 15- 20 G (g): 250- 270

TH03-X

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1: Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị bệnh viêm loát dạ dày- tá tràng. Câu 2: Các loại thực phẩm nên dùng và không nên dùng trong bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng.

Câu 3: Nêu những điểm chính về nguyên tắc và chế độ ăn cho bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày tá tràng.

CHẾ ĐỘ ĂN TRONG BỆNH GOUT

I. Đại cương

I.1 . Khái niệm

- Bệnh Gout là một bệnh do lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm khớp. Bệnh thường có biểu hiện những đợt cấp tính, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính.

- Bệnh thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi(chiếm khoảng 9% trường hợp). Tần suất bệnh vào khoảng 0,1 – 0,2% tổng số bệnh nói chung và 0,4 – 0,5% tổng số bệnh khớp.

Tăng acid uric khoảng 5%, nhưng chỉ có khoảng dưới 25% số người này xuất hiện bệnh Gout.

- Những biểu hiện lâm sàng của bệnh Gout là:

+ Viêm khớp cấp tính: thường khởi phát ở khớp bàn ngón chân cái, có triệu chứng điển hình: sưng, nóng, đỏ, đau; acid uric máu tăng cao.

+ Bệnh Gout mãn tính: lắng đọng urat thường có ở vành tai, mỏm khuỷu tay, mặt trụ xương cẳng tay, gân.

+ Bệnh thận Gout: có sạn urat ở nhu mô thận. + Viêm thận kẽ.

+ Sỏi thận: sỏi urat natri, sỏi acid uric.

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w