Chế độ ăn cho bệnh nhân có hội chứng thận hư tiên phát.

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 81 - 86)

1. Đại cương.

+ Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng gồm: phù, protein niệu cao, giảm protein và tăng lipid máu.

+ Nhiều bệnh lý có thể gây ra hội chứng thận hư, nhưng ở trẻ em phần lớn là tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt.

+ Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em chủ yếu gặp ở trẻ em nam và lứa tuổi học đường.

Hội chứng thận hư tiên phát là một hội chứng lâm sàng bệnh học được đặc trưng bởi:

- Hội chứhg thận hư không có nguyên nhân rõ ràng. - Với các hình thái bệnh lý tổn thương cầu thận là:

. Tổn thương tối thiểu. . Xơ cầu thận ổ/ cục bộ.

. Tăng sinh gian mạch lan toả.

. Viêm cầu thận màng hoặc màng tăng sinh. + Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Hội chứng thận hư tiên phát được xác định khi có: - Phù, có thể có cổ trướng, tràn dịch màng phổi.

- Protein niệu cao, trên 3,5 g / 24 h ở người lớn, ≥50mg/24h ở trẻ em.

- Protein máu giảm nặng, albumin máu dưới 30 g/l. - Rối loạn lipoprotein, tăng mỡ máu.

. Cholesterol máu trên 6,5 mmol/l. . Lipid toàn phần > 9 g/l.

. Triglycerid > 1,7 mmol/l. - Có trụ mỡ, trong nước tiểu. - Không có bệnh hệ thống. + Cơ chế bệnh sinh:

Bình thường màng đáy cuộn mạch cầu thận như một màng lọc không cho các phân tử lớn như protein đi qua. Trong hội chứng thận hư tiên phát, protein đặc biệt là albumin qua được là do biến đổi cấu trúc của màng lọc, mở rộng lỗ lọc, quan trọng hơn là do mất điện tích âm ở màng đáy cuộn mạch cầu thận.

- Protein niệu càng tăng dẫn đến protein máu càng giảm. Protein niệu ra có chọn lọc, albumin máu ra nhiều hơn (80%) dẫn đến giảm áp lực keo huyết tương.

- Ngoài ra, có rối loạn chuyển hoá lipoprotein và có tăng tổng hợp lipoprotein ở gan do giảm albumin máu.

- Tăng apolipoprotein B100 dẫn đến tăng protein vận chuyển cholesterol. - Giảm giáng hoá lipid và hoạt tính men lipoprotein lypase và lecithin cholesterol acyl tranferase giảm do mất qua nước tiểu.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị:

+ Tăng protein:

Lượng protein hàng ngày cần cung cấp được tính bằng lượng: protein theo nhu cầu bình thường + protein mất qua nước tiểu 24h.

- Ở người lớn: 1 g/ kg/ ngày + lượng protein mất qua nước tiểu 24h. - Ở trẻ em: 2 g/ kg/ ngày + lượng protein mất qua nước tiểu 24h.

Nên sử dụng nguồn protein động vật ≥ 50% lượng protein tổng số (ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa...).

+ Năng lượng:

Nên cho bệnh nhân ăn đủ nhu cầu năng lượng để hạn chế giáng hoá protein của cơ thể cho năng lượng.

Trung bình: 35 - 45 kcal / kg cân nặng (ở người lớn). 80 - 90 kcal / kg cân nặng (ở trẻ em). + Chất béo:

Ở người lớn nên hạn chế (25 - 30 g/ ngày).

Ở trẻ em không nên hạn chế vì chất béo cần cho sự phát triển của trẻ.

Rối loạn chuyển hoá lipoprotein máu, tăng cholesterol máu cũng gây xơ hoá cầu thận và suy thận nhanh. Chế độ ăn nên giảm những thực phẩm nhiều cholesterol và nhiều chất béo động vật. Nên dùng dầu thực vật.

+ Nước:

Lượng nước ăn và uống = lượng nước tiểu / 24 h + (500 - 700 ml) đối với người lớn.

Lượng nước ăn và uống = lượng nước tiểu / 24 h + 200 ml đối với trẻ em. + Vitamin và chất khoáng:

- Giảm muối và mì chính nhưng không nên hạn chế chặt chẽ như trong viêm cầu thận.

- Cho ăn khẩu phần có đầy đủ vitamin và chất khoáng, nên ăn nhiều rau quả...

Trẻ em: ví dụ:

Trẻ 6 tuổi: nặng 16,5 kg.

Chẩn đoán: thận hư (không có urê máu cao). Đái ra 5g protein / 24 giờ.

+ Nhu cầu cả ngày:

Protein: ( 16,5 x 2 ) + 5 = 38 g. Calo: 16,5 x 90 = 1485 kcal.

Thực phẩm Số lượng ( g ) Protein ( g ) Calo ( kcal )

Gạo tẻ 115 8,6 400 Gạo tám 115 6,7 406 Thịt nạc mông 40 7,4 56 Cá chép 50 4,8 30 Thịt gà 50 4,8 34 Rau ngót 20 0,8 6 Rau muống 50 1,4 10 Dầu 30 - 279 Na 1 quả to 200 1,6 66 Chuối 2 quả 200 2,0 140 Cả ngày 38,1 PĐV/ PTS =44,6% 1427 + Chế độ ăn:

7 giờ: cháo thịt: 200ml. 9 giờ: na 200g - Gạo tẻ 15g.

- Gạo tám 15g. - Nạc mông 20g. - Dầu 10g.

11 giờ: cơm 200g: 14 giờ: chuối: 1 quả (100g) - Gạo tẻ 50g

- Gạo tám 50g

- Cá chép rán 50g, đàu 13g.

- Chả lá lốt 1 chiếc: nạc mông 10g, dầu 7g.

17 giờ: cơm 200g: 20 giờ: chuối: 1 quả (100g) - Gạo tẻ 50g.

- Thịt gà rang 50g.

- Canh rau ngót 20g, thịt nạc 10g. Lưu ý: Nấu nhạt vừa phải.

Người lớn (không có urê máu cao):

Thận hư đái ra 4 - 5g protein/ 24 giờ.

H 4 - 5: Protein : 60 - 70g

Năng lượng : 1800 - 1900 calo

7 giờ: miến xào thịt: 9 giờ: sữa 200 ml. - Thịt nạc: 50g. Sữa: 30g. - Miến: 100g. Đường: 20g. - Dầu: 10g.

- Hành: 10g. - Mì chính: 2g.

11giờ: cơm + hồng xiêm 200g: 17 giờ: cơm:

- Gạo: 100g. Gạo: 100g. - Chả lá lốt. Tôm rang 100g. -Thịt nạc: 50g. Dầu 10g. - Trứng vịt: 60g. Bí luộc 100g. - Dầu: 10g. - Lá lốt: 15g. - Mì chính 2g. - Hạt tiêu 1g. - Rau luộc: 100g.

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: . Protein: 65g (PĐV/ PTS =68,3%).

. Năng lượng 1932 calo. Thận hư đái ra 6 - 7 g protein / 24giờ. H 6 - 7: Protein: 70 - 80 g.

Năng lượng: 1900 - 2000 calo.

7 giờ: miến xào thịt. 9 giờ: sữa 200 ml. - Thịt nạc: 75 g. Sữa: 30 g. - Miến: 100 g. Đường: 20 g. - Dầu: 10 g.

- Mì chính: 2 g.

11 giờ: cơm + hồng xiêm 200 g. 17 giờ: Cơm.

Gạo: 100 g. Gạo: 100 g. - Chả lá lốt: Tôm rang: 100 g. - Thịt nạc: 75 g. Dầu: 10 g. - Dầu: 10 g. Bí luộc: 100 g. - Lá lốt: 15 g. - Trứng vịt: 60 g. - Mì chính: 2 g. - Hạt tiêu: 1 g.

- Rau muống luộc: 100 g.

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:

. Protein: 78 g (PĐV/ PTS = 61,2%). . Năng lượng: 2000 kcal.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1: Chế độ ăn trong bệnh viêm cầu thân cấp. Câu 2: Chế độ ăn trong bệnh viêm cầu thân mạn.

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w