Nguyên tắc điều tri bằng dinh dưỡng 1 Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa (độ 1 và độ 2)

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 67 - 69)

1. Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa (độ 1 và độ 2)

+ Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1):

Chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc người nhà điểu chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào “Biểu đồ tăng trường”. Nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, mỡ; các thức ăn giàu protein động vật như: thịt, cá, trứng, sữa… các loại rau xanh và quả tươi giàu vitamin A và các vitamin khác, giàu các chất khoáng.

Trẻ còn bú mẹ nên tiếp tục cho bú, không nên cai sữa khi trẻ đang bị suy dinh dưỡng

+ Với trẻ suy dinh dưỡng vừa (độ 2): có thể điều trị ngoại trú tại các phòng khám bệnh viện tỉnh, khu vực hoặc các trung tâm phục hồi dinh dưỡng vì suy dinh dưỡng độ 2 có thể có bội nhiễm vi khuẩn. Chế độ ăn của suy dinh dưỡng độ 2 giống như của suy dinh dưỡng độ 1.

2. Suy dinh dưỡng nặng (độ 3)

Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần đưa ngay tới bệnh viện để điều trị. Trẻ thường gặp các biến chứng: hạ đường huyết, hạ than nhiệt, rối loại điện giải, tổn thương tim và các biến chứng nhiễm khuẩn khác nên tử vong rất nhanh. Người ta nhận thấy liệu pháp dinh dưỡng hợp lý, kịp thời có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa những biến chứng này.

3. Nguyên tắc cho ăn

+ Ăn nhiều bữa trong ngày, những ngày đầu cách 2 tiếng cho ăn 1 lần. + Ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.

+ Ăn tăng dẫn calo (từ 75 – 100 – 150 – 200kcal/kg). Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 120kcal/kg/ngày

Người ta thấy rằng ở mức 100kcal/kg có trọng lượng cơ thể/ ngày thì cân nặng của trẻ không tăng hoặc tăng không có ý nghĩa. Nhưng với mức 200kcal/kg thì trẻ suy dinh dưỡng có mức độ tăng trọng tói đa, để bắt kịp đà tăng trưởng tức là tăng được khoảng 70g/kg/tuẩn, hay còn gọi là “sự bù lớn”.

Khi nhu cầu protein đã thỏa mãn thì năng lượng là yếu tố quyết định sự tăng trọng của trẻ trong phục hồi dinh dưỡng.

Tăng dần protein (từ 1 – 2 – 3 – 4 -5g/kg), khi trẻ ổn định thì duy trì ở mức 3g/kg. Đa số các tác giả cho rằng trong điều trị trẻ suy dinh dưỡng, protein cho với số lượng quá lớn là không cần thiết mà cần sử dingj những loại protein có giá trị sinh học cao (như protein của trứng, sữa, thịt, cá…). Protein tăng từ 1 – 2 – 3g rồi tăng dần, tối đa là 4 – 5g/kg/ngày. Protein cho 4 – 5g/kg và mức năng lượng từ 150 – 200kcal/kg/ngày đã thỏa mãn cho “sự lớn bù”.

Nếu bệnh nhân ăn bằng miệng không đủ nhu cầu thì cho ăn bằng bơm qua ống thông hoặc nhỏ giọt dạ dày

4. Các thực phẩm sử dụng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

+ Dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 – 2kcal/ml thức ăn.

+ Ở trẻ còn bú: ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn thêm những bữa sữa, dầu, đường. + Ở trẻ ăn bổ sung: ngoài sữa mẹ và những bữa sữa, dầu, đường cho ăn thêm bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu

Ngoài ra, nên cho trẻ uống thêm các loại nước quả tươi.

Chế độ ăn bằng sữa bò (trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, mẹ không có sữa)

Ngày Loại thức ăn Số lần ăn

trong 24 giờ ml/kg Kcal/kg

1 – 2 Sữa pha loãng ½ 12 150 75

3 – 4 Sữa pha loãng 2/3 8 – 10 150 100

5 –

14 Sữa năng lượng cao 6 – 8 150 150

>14 Sữa năng lượng cao + bột ngũ cốc (nấu với thịt, cá trứng + rau+dầu) 6 – 8

150 –

200 150 - 200

+ Với trẻ trên 12 tháng tuổi cần phối hợp các bữa sữa năng lượng cao với các món ăn đặc (cháo, cơm) cho thêm dầu

Thành phần Sữa bò tươi Sữa bò toàn phần (sữa bột) Sữa gầy Sữa chua

Sữa 1000ml 150g 70g 1000g

Đường 50g 50g 50g 50g

Dầu 20g 10g 60g 20g

Nước vừa đủ 0 1000ml 1000ml 0

1000ml sữa năng lượng cao có 1000kcal 1000ml sữa pha loãng 2/3 có 700kcal 1000ml sữa pha loãng ½ có 500kcal

Từ tuần thứ 3 ngoài sữa có thể cho ăn bột, cháo để thay thế dần những bữa ăn bằng sữa rồi chuyển dần sang chế độ bình thường

Một số trẻ khi ăn sữa bò bj rối loạn tiêu hóa bì bất dung nạp đường lactose hoặc protein của sữa bò, mặt khác sữa bò khá đắt tiền, vì vậy những trẻ không ăn được sữa bò và những nơi kinh tế khó khan có thể dùng sữa đậu nành nuôi trẻ thay sữa bò.

Công thức pha sữa năng lượng cao từ sữa đậu nành (150g/l)

1000ml sữa bao gồm: Sữa đậu nành 1000ml Đường 70g

Dầu 40g

1000ml sữa này cũng đảm bảo có 1000kcal

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w