Bồi phụ nước điện giải
+ Mất nước nhẹ và vừa cho uống dung dịch oresol 50 – 100ml/kg cân nặng trong 4 – 6 giờ, uống ít một, nếu đỡ duy trì ở mức 100ml/kg. Nếu không đỡ cho uống 1 liều như ban đầu , theo dõi sát để có thái độ xử lý tiếp.
+ Mất nước nặng : trẻ li bì, không uống được hoặc nôn nhiều, cần truyền tĩnh mạch liều lượng 70ml/kg trong 3 giờ đầu dung dịch ringerlactat. Khi trẻ đỡ, uống được thì cho uống thay truyền tĩnh mạch.
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng bằng kháng sinh hợp lý.
Điều trị bổ sung chất khoáng, vitamin
Kali, sắt, acid folic, vitamin A, vitamin B1,B2… Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng không cho sắt trong giai đoạn đầu, chỉ sử dụng sắt khi trẻ bắt đầu tăng cân
Chăm sóc
Giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc da, mắt, tai, răng miệng
Hiện nay, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã trở thành một hoạt động dinh dưỡng quan trọng ở nước ta, trong đó mục tiêu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng được đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, các địa phương. Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng bao gồm :
1. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ
Đây là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong năm năm gần đây. UNICEF đã coi việc nuôi con bằng sữa mẹ là một trong 4 biện pháp quan trọng nhất (theo dõi biểu đồ phát triển, phục hồi mất nước do tiêu chảy bằng ORS, nuôi con bằng sữa mẹ và tiêm chủng theo lịch) để bảo vệ sức khỏe trẻ em. Vì sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp đối với trẻ. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ đều được cơ thể trẻ hấp thụ và đồng hóa dễ dàng. Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có thể thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ là điều kiện mẹ gần gũi con, là yếu tố quan trọng giúp sự phát triển tự nhiên, hài hòa của đứa trẻ ; người mẹ có thể phát hiện được sớm những thay đổi sinh lý hay bệnh lý của trẻ. Cần cho con bú kéo dài 18 – 24 tháng. Cho bú không cứng nhắc theo giờ mà theo nhu cầu của trẻ.
2. Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ mang thai và cho conbú bú
Thực hiện tư vấn, giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai
Thực hiện cho bà mẹ uống viên sắt, acid folic phòng chống thiếu máu, uống vitamin A liều cao ngay sau khi đẻ
Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc bà mẹ sau khi đẻ
3. Cho ăn bổ sung hợp lý
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu. Nhưng từ tháng thứ 6 trở đi, lượng sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của trẻ đang lớn nhanh, Vì vậy, cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam), nhưng cũng cần lưu ý những điểm sau: thức ăn bổ sung cần có đậm độ năng lượng thích hợp. Vì sữa là một thức ăn lỏng nên thức ăn cho trẻ phải chuyển dần từ lỏng sang bán lỏng rồi mới đặc dần. Đồng thời, thức ăn bổ sung phải có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng
4. Tiêm chúng
Thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn.
5. Thực hiện nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh
Các bệnh nhiêm khuẩn nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp khá phổ biến, đồng thời là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, cần kết hợp với các hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ ốm cả về y tế và nuôi dưỡng. Cần thay đổi những quan niệm không phù hợp như kiêng mỡ, kiêng rau xanh khi trẻ bị tiêu chảy
6. Sinh đẻ có kế hoạch
Mỗi bà mẹ chỉ nên có từ 1 – 2 con để có điều kiện nuôi con tốt
7. Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia dình, theo dõi biểu đồ tăng trường , theo dõi biểu đồ tăng trường
Công tác giáo dục và tư vấn dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi hành vi nuôi dưỡng của các bà mẹ. Công tác này đòi hỏi sự kiên trì và có phương pháp đúng. Suy dinh dưỡng trẻ em thường diễn ra từ từ, đến khi nhận biết thường là muộn. Do đó, vấn đề nhận biết sớm có giá trị lớn trong việc can thiệp kip thời. Theo dõi biểu đồ tăng trường là một trong các biện pháp quan trọng để phòng chống suy dinh dưỡng, nếu xuống cân là biểu hiện nguy hiểm. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng là công việc tự giác của bà mẹ trong phòng chống suy dinh dưỡng. Biểu đồ tăng trưởng giúp mẹ đánh giá đúng tình trạng sức khỏe cho con.
Trẻ < 1 tuổi: cân 1 lần/tháng Trẻ 2 – 5 tuổi: cân 1 lần/2-3 tháng
Nếu 3 tháng liền trẻ không tăng cân là báo hiệu suy dinh dưỡng
Tóm lại, sử dụng biểu đồ tăng trường, nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung hợp lý, giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho người mẹ là các biện pháp quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
CHẾ ĐỘ ĂN TRONG BỆNH THẬN
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân thận không thể áp dụng cùng một chế độ mà phải tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh lý của thận như: Viêm cầu thận cấp, suy thận mạn, hội chứng thận hư...