CHẾ ĐỘ ĂN ĐIỀU TRỊ TRẺ SUY DINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 62 - 63)

IV. Các chế độ ăn viêm tụy

CHẾ ĐỘ ĂN ĐIỀU TRỊ TRẺ SUY DINH DƯỠNG

I. Đại cương

Suy dinh dưỡng là trình trạng bệnh lý xảy ra khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein và năng lượng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay gặp nhất là lứa tuổi từ 6 – 24 tháng. Suy dinh dưỡng thường kèm theo tình trạng dễ nhiễm khuẩn và ngược lại nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm.

Suy dinh dưỡng thực chất không chỉ là tình trạng thiếu hụt protein và năng lượng mà thường là kết hợp thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng. Trước đây các y văn thường dùng cụm từ “ suy dinh dưỡng protein - năng lượng” để nhấn mạnh vai trò quan trọng của protein và năng lượng trong căn bệnh này. Ngày nay, các y văn chỉ còn dùng danh từ “suy dinh dưỡng” để chỉ tình trạng trẻ em bị chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng đang là vấn đề sức khỏe quan trọng và phổ biến của trẻ em ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta hiện nay.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu trẻ em tử vong mỗi năm. Mức giảm suy dinh dưỡng không đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Có sự liên quan về mức giảm suy dinh dưỡng và mức giảm hộ nghèo lương thực thực phẩm.

Ở nước ta từ những thập kỷ 90 trở về trước, suy dinh dưỡng chiếm tủ lệ rất cao, khoảng trên dưới 50% (tính theo cân nặng/ tuổi). Suy dinh dưỡng nặng như kwashiorkor, marasmus, marasmic kwashiorkor gặp cũng khá nhiều. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm. Năm 2002, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ em toàn quốc là 30,1%, chủ yếu là suy dinh dưỡng nhẹ, vừa; suy dinh dưỡng nặng rất ít gặp.

Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em nước ta là 17,5% (chỉ tiêu cân nặng/tuổi), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là 1,8% và SDD rất nặng (độ III) là 0,3%. 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới).

Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi) năm 2010 toàn quốc là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới có đến 31 tỉnh tỷ lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Mức giảm trung bình SDD thấp còi trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%/năm. Tỷ lệ SDD thể gầy còm (cân/cao) là 7,1%.

Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi 5,6% (ở thành phố 6,5% và ở nông thôn 4,2%). Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng. So với năm 2000, tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi hiện cao hơn 6 lần.

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w