Chế độ ăn trong bệnh viêm cầu thận cấp 1 Đại cương.

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 73 - 76)

1. Đại cương.

+ Quan điểm hiện nay, viêm cầu thận cấp (acute renal failure) đơn thuần: không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là hội chứng viêm cầu thận do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ có liên cầu, tụ cầu mà còn do virus, ký sinh trùng sốt rét, các bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch, hội chứng ure máu, tan máu...). Biểu hiện lâm sàng giống nhau.

+ Viêm cầu thận ác tính: gọi là viêm cầu thận phát triển nhanh. Bệnh tiến triển nhanh. Tử vong do suy thận.

+ Cơ chế bệnh sinh: cơ chế miễn dịch phức hợp, là một phản ứng kháng nguyên - kháng thể xảy ra sau một nhiễm khuẩn không phải ở thận mà ở một nơi khác trong cơ thể. Phức hợp miễn dịch sẽ lắng đọng ở cầu thận gây viêm cầu thận cấp. Có hiện tượng giảm bổ thể điển hình trong huyết thanh và lắng đọng globulin kháng thể cùng các thành phần của bổ thể trên màng đáy mao quản cầu thận, 80% trường hợp tăng hiệu giá kháng thể ASLO chứng tỏ đa số là do nhiễm liên cầu.

+ Bệnh viêm cầu thận điển hình: bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm liên cầu tan huyết β nhóm A, týp 12, 19, 25... Bệnh thường gặp ở trẻ em (lứa tuổi mẫu giáo và học sinh) và có những biểu hiện đặc trưng như sau:

Đã bị một đợt viêm họng, viêm đường hô hấp trên hoặc viêm nhiễm ngoài da từ 1 - 2 tuần trước sau đó xuất hiện:

- Phù: ở mặt, phù nhẹ hai chi dưới, cũng có thể phù toàn thân. - Thiểu niệu < 500 ml / ngày.

- Tăng huyết áp nhẹ hoặc vừa, có thể tăng huyết áp nặng. - Protein niệu (< 3 g / 24 giờ).

- Đái máu, nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu ít hoặc không có.

- Có trường hợp suy thận. Mức lọc cầu thận giảm; ure, creatinin máu tăng. - Siêu âm: hai thận không teo nhỏ. Có trường hợp thận to hơn bình thường. Chụp Xquang thận: không có sỏi tiết niệu.

+ Chế độ ăn điều trị nhằm mục đích: - Chống phù và tăng huyết áp.

- Hạn chế ure máu tăng.

- Hạn chế kali máu tăng khi có thiểu niệu. - Đề phòng suy dinh dưỡng, nhất là trẻ em.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn :

+ Ăn nhạt: hạn chế muối, mì chính. Lượng muối và mì chính khoảng 2 - 4 g/ ngày.

+ Hạn chế nước: nước uống bằng lượng nước tiểu hàng ngày và cộng thêm lượng nước mất không cảm nhận được (qua da, hơi thở, phân).

+ Năng lượng: năng lượng khẩu phần cung cấp cho người lớn khoảng 30 - 35 kcal / kg / ngày.

Năng lượng khẩu phần cung cấp cho trẻ em khoảng 70 - 80 kcal / kg / ngày. + Protein: lượng protein cung cấp từ 0,6 - 0,8g / kg / ngày (nếu ure máu tăng). Đạm thực vật (gạo, mỳ, đậu đỗ...) nên ăn ít; nên chọn đạm có giá trị sinh học cao để hạn chế tăng ure máu. Nếu ure máu không tăng thì cho 1g / kg / ngày. + Lipid và glucid: cho ăn tăng hơn bình thường để bù đủ năng lượng cho khẩu phần. Lipid chiếm 20 – 25% tổng năng lượng.

+ Chất khoáng và vitamin: cho ăn đủ theo nhu cầu. Kali máu có thể tăng do thiểu niệu nhưng nếu dùng lợi tiểu lasix thì cần đề phòng hạ kali máu. Kali < 200mg/ngày.

Lưu ý: Ở trẻ em nếu không có ure máu cao thì ngoài ăn nhạt và hạn chế nước, các chất dinh dưỡng vẫn cho ăn gần như bình thường để đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ.

3. Thực đơn:

Ví dụ: thực đơn cho một cháu 4 tuổi, cân nặng 13,5 kg. Chẩn đoán: viêm cầu thận cấp (có urê máu tăng).

Nhu cầu cả ngày:

Protein (1 g / ngày): 13,5 × 1 = 13,5 g.

Protein động vật ( PĐV ) / Protein tổng số ( PTS) > 50% Năng lượng: 13,5 × 70 = 945 kcal

Tên thực phẩm

Số lượng Protein (g) Năng lượng (kcal) Bột gạo tẻ 20 5,2 243 Gạo tẻ 50 Miến dong 50 0,3 170 Bột sắn dây 20 - 7 Đường kính 20 - 82 Thịt nạc mông 20 3,7 28 Trứng gà 1 quả 35 4,4 51 Cải sen 20 0,2 2 Dầu 40 - 372 Cả ngày 13,8 ( PĐV/ PTS =58,6% ) 955 7 giờ: 14 giờ:

Súp thịt 200 ml Chè bột sắn 200 ml Bột gạo 20 g Bột sắn dây 20 g Thịt nạc mông 10 g Đường kính 20 g Dầu 15 g

11 giờ: 17 giờ:

Cơm 100 g: Miến xào: Gạo tẻ 50 g Miến dong 50 g Trứng ốp 1 quả, dầu 5 g Thịt nạc mông 10 g. Rau cải xào 20 g, dầu 10 g Dầu 10 g.

Lưu ý: nấu nhạt hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w