4 Chuyển hóa acid uric trong cơ thể

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 46 - 47)

Trong cơ thể, nguồn acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các nhân purin và phải được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.

Nồng độ acid uric trung bình ở nam vào khoảng 5±1mg/dl, ở nữ khoảng 4±1/dl; ở trẻ em vào khoảng 4-5mg/dl. Sau mãn kinh thì nồng độ acid uric ở phụ nữ cũng tương đương như ở nam giới. Acid uric tăng lên theo tuổi, ở tuổi 60 trở leenthif đa số có nồng độ acid uric huyết tương trên 8mg/dl (AM,J,Med. 42/27.1976)

Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric ở trạng thái cân bằng. Tổng lượng acid uric trong cơ thể khoảng 1000mg, khoảng 650mg được tổng hợp mới và cùng với số lượng tương tự được đào thải ra ngoài chủ yếu qua thận(2/3 đào thải qua nước tiểu, 1/3 đào thải qua phân). Ở một người chức năng thận bình nếu mỗi ngày bài xuất trên 600mg acid uric qua nước tiểu thì khả năng đã có tăng tổng hợp acid uric.

Những người bị bệnh Gout nguyên phát thường có tăng tổng hợp acid uric và giảm bài xuất acid uric qua thận.

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của các nhân purin kiềm. Chúng bao gồm Adenin và Guanin, là thành phần của acid nhân tế bào, có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh.

Quá trình oxy hóa các nhân purin kiềm để tổng hợp acid uric là nhờ có men xanthin oxydase:

xanthin oxydase xanthin oxydase

Hypoxanthin Xanthin

Adenin Purin Guanin

Nội sinh + Ngoại sinh (qua thức ăn) Sơ đồ sự tạo thành acid uric trong cơ thể

Như vậy, về vấn đề dinh dưỡng trong điều trị và dự phòng nếu bệnh nhân không biết khống chế, ăn nhiều thức ăn có nhân purin thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm acid uric máu và hậu quả làm cho bệnh Gout nặng thêm. Mặt khác, để đề phòng các đợt Gout tái phát hoặc trở thành mạn tính thì cần phải kiên trì theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghĩa là hạn chế đưa vào cơ thể các thức ăn có nhiều nhân purin.

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 46 - 47)

w