Nguyên tắc điều trị bệnh Gout

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 47 - 48)

Bệnh Gout là một bệnh chuyển hóa, thường khởi phát bằng đợt viêm khớp cấp tình: sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp bàn- ngón chân cái do tăng mạnh acid uric máu. Các đợt tái phát về sau thì các khớp mắt casd, khớp gối, khớp khuỷu cũng có thể bị. Bệnh có thể trở thành mạn tính với lắng đọng các sạn urat ở hệ tiết niệu.

Những người có nguy cơ cao bị bệnh Gout: - Có tiền sử gia đình bị bệnh Gout. - Thừa cân, béo phì.

- Nghiện rượu, cà phê.

- Dùng nhiều thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin

Do vậy việc điều trị bệnh Gout cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Cần chữa các đợt cấp tính, đồng thời đề phòng tái phát và Gout mãn tính.

- Hạn chế đưa nhiều cơ chất có thể giáng hóa tạo thành acid uric như các thức ăn có nhiều nucleotid:

• Hạn chế thức ăn chứa nhiều nhân purin như: thịt, cá nạc,hải sản, gia cầm, óc, gan, thận, đậu đỗ…

• Hạn chế thức uống có chứa nhiều nhân purin kiềm như: bia, cà phê.

• Hạn chế hoặc nên bỏ rượu vì rượu làm gia tăng lactat và làm giảm khả năng bài xuất acid uric qua thận.

- Những bệnh nhân béo phì nên giảm cân từ từ, không được giảm cân quá nhanh.

- Giảm tích trữ acid trong cơ thể bằng cách dùng các tăng đào thải acid uric qua thận như:

• Probenecid (benemid)

• Sulfinpyrazon (anturan)

Các thuốc này có tác dụng ức chế sự tái hấp thu urat của ông thận, để gây sỏi thận, cần cho liều nhỏ tăng dần kết hợp uống nhiều nước và natribicarbonat.

Trong các trường hợp thận đã suy, mức lọc cầu thận dưới 60ml/phút thì thuốc kém tác dụng không nên dùng.

- Giảm acid uric máu bằng các thuốc ức chế tổng hợp acid uric (có thể dùng cho bệnh nhân có biến chứng thận, suy thận).

- Giảm đau, chống viêm trong các đợt Gout cấp tính: có thể dùng Colchicin 1mg, thuốc kháng viêm không steroid như indomethacin hoặc dùng corticosteroid và adenocorticotropic hormon (ACTH) khi các thuốc Colchicin hoặc thuốc chống viêm không steroid không có tác dụng

Một phần của tài liệu Tiết chế (Trang 47 - 48)

w