Định hƣớng chung của Tổ chức tài chính vi mô CEP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 81)

6 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1 Định hƣớng chung của Tổ chức tài chính vi mô CEP

Mở rộng phạm vi hoạt động: Năm 2020, tiếp tục mở rộng hoạt động ra các tỉnh, thành lập thêm chi nhánh Trảng Bom ở Đồng Nai, dƣ nợ tăng 600 tỷ. Dự kiến đến 2023 khách hàng vay đạt 552.000 khách hàng, tăng 211.000 khách hàng so năm 2019. Thành lập thêm chi nhánh Gò Công (Tiền Giang), Trảng Bàng (Tây Ninh), Hồng Ngự (Đồng Tháp), Bình Minh (Vĩnh Long), Bến Cát Bình Dƣơng, nâng tổng số chi nhánh lên 40 chi nhánh, tăng 06 chi nhánh so với năm 2019.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ: tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tiện ích và chất lƣợng phục vụ CN, LĐ nghèo, có thu nhập thấp nhƣ phân khúc khách hàng thành 04 đối tƣợng: Nhân dân lao động; Công nhân lao động, đoàn viên công đoàn; Khách hàng hộ nghèo cận nghèo địa phƣơng (NDLĐ, CNLĐ) và Hộ sản xuất kinh doanh nhỏ; Phát triển khách hàng cá nhân, gắn mô hình nhóm/cụm khi tái vay; Phát triển KH công nhân tại nơi trọ thông qua tổ công nhân tự quản; Chính sách sản phẩm tín dụng ƣu tiên cho đoàn viên công đoàn, hộ nghèo; Triển khai diện rộng sản phẩm học nghề, sửa chữa nhà cho CNLĐ; Đẩy mạnh sản phẩm tiết kiệm đoàn viên cho đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức; Triển khai thẻ tín dụng – tiết kiệm cùng các tiện ích tăng thêm cho công nhân lao động, đoàn viên công đoàn; Tập trung nâng cao chất lƣợng các dịch vụ PTCĐ cho công nhân, ngƣời lao động nghèo có thu nhập thấp.

Phát triển quy trình, ứng dụng công nghệ: Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy trình cho vay, tiết kiệm theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả, kiểm soát đƣợc rủi ro; bổ sung, hoàn thiện các chính sách: xử lý rủi ro tín dụng đối với KH CNV; Triển khai tự động hóa dịch vụ thanh toán cho KH CEP Với SG Bank; mở rộng đàm phán, kết nối với các NH khác nhƣ Vietcombank, Vietinbank,…; Sử dụng SMS cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ CEP.

Kiểm soát nợ quá hạn: Giảm nợ quá hạn đảm bảo 100% chi nhánh có dƣ nợ quá hạn trên 30 ngày dƣới 1 tỷ đồng, tập trung các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu tăng cao, hoàn thiện khung quản lý rủi ro thông qua ban kiểm soát rủi ro

Phát triển nhân viên – Phát triển tổ chức: Dự kiến đến 2023 đạt 1.000 nhân viên / 602 nhân viên năm 2019; Thực hiện chƣơng trình quy hoạch gắn với đào tạo đội ngũ quản lý; Tiếp tục chƣơng trình tập sự vị trí quản lý gắn với định hƣớng quy hoạch cán bộ và chiến lƣợc mở rộng hoạt động CEP; Đổi mới phƣơng pháp tuyển dụng; đào tạo, hỗ trợ nhân viên; Phát triển hệ thống đánh giá năng suất trách nhiệm gắn với tự động hóa công tác đánh giá, đo lƣờng năng suất, hiệu quả; đáp ứng sự thay đổi và phát triển của công việc cán bộ nhân viên và tổ chức; Nâng cao năng lực các phòng: Tái cơ cấu, sắp xếp công việc theo hƣớng chuyên môn hóa cao; Tăng cƣờng đối thoại, trao đổi thông tin giữa ban Tổng giám đốc với các Giám đốc chi nhánh hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời các mặt chƣa tốt, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý tại chi nhánh; Phát huy giá trị cốt lõi Văn hóa tổ chức, phát huy sáng tạo; Quan tâm sức khỏe Cán bộ nhân viên, tăng cƣờng hoạt động rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao, môi trƣờng làm việc xanh sạch đẹp; 3.1.2 Mục tiêu cụ thể của Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Trên cơ sở kết quả hoạt động năm 2019 của chi nhánh, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang và định hƣớng hoạt động của hệ thống năm 2020, CEP Châu Thành Tiền Giang xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2020 với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đẩy mạnh và giữ vững các thế mạnh của chi nhánh trong công tác mũi nhọn cho vay tín chấp cá nhân các hộ gia đình trên địa bàn và công nhân lao động trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp ở Khu công nghiệp Tân Hƣơng và Long Giang. Dự kiến đến cuối năm 2020, số lƣợng khách hàng đang vay là 8.000 khách hàng với dƣ nợ trên 70 tỷ đồng và năm 2023 đạt con số 10.000 khách hàng với dƣ nợ 100 tỷ đồng

khách hàng. Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tiện ích và chất lƣợng phục vụ CN, LĐ nghèo, có thu nhập thấp.

- Khách hàng Công nhân lao động, đoàn viên công đoàn: Tín dụng tăng thu nhập; Tín dụng học nghề; Tín dụng sửa chữa nhà; Tín dụng khẩn cấp; Tiết kiệm (theo khoản vay, TK đoàn viên, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); Dịch vụ phát triển cộng đồng.

- Khách hàng hộ nghèo, cận nghèo, là Nhân dân lao động hoặc Công nhân lao động: Tín dụng tăng thu nhập chính sách ƣu đãi; Tín dụng khẩn cấp; Tiết kiệm (theo khoản vay, TK định hƣớng/ Đoàn viên, tiền gửi tiết kiệm CKH); Dịch vụ phát triển cộng đồng: Bảo hiểm y tế, Học bổng CEP, Chƣơng trình phát triển nghề, Mái nhà CEP, hỗ trợ khó khăn khẩn cấp.

- Khách hàng Hộ sản xuất kinh doanh nhỏ: Tín dụng đầu tƣ mở rộng sản xuất; Tiết kiệm (theo khoản vay, TK định hƣớng, tiền gửi tiết kiệm CKH)

Chú trọng công tác quảng bá phát triển khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả trên địa bàn huyện Châu Thành, huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Tân Phƣớc, Cái Bè và tại 02 cụm khu công nghiệp Tân Hƣơng và Long Giang.

Tăng trƣởng mạnh tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động trợ vốn của chi nhánh.

3.1.2.2 Định hƣớng quản lý rủi ro tín dụng

Chính sách tín dụng cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau: Phù hợp với chiến lƣợc hoạt động trợ vốn trong từng thời kỳ; Tuân thủ pháp luật; Đề cao trách nhiệm cá nhân; Đa dạng hóa sản phẩm và đối tƣợng cho vay. Không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một hoặc một nhóm khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực. Chi nhánh tăng cƣờng sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin lịch sử tín dụng khách hàng trên hệ thống CIC đối với một số phân khúc khách hàng. Xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng nhằm đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng, thí điểm tại một vài chi nhánh từ Qúy III/2019. Chuẩn hóa các giải pháp hiệu quả của các chi nhánh trong xử lý nợ quá hạn và ứng dụng trong toàn hệ thống. Sử dụng SMS tự động

nhắc nợ đối khách hàng có nợ quá hạn; Tiếp tục sử dụng hệ thống CIC để thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro do khách hàng rời địa phƣơng, nghỉ việc.

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Thành, tỉnh Tiền Giang

3.2.1 Nhóm giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một là, nhận diện và phân loại rủi ro: Thực hiện thẩm định khoản vay chặt chẽ, đúng các quy định trong quản lý RRTD là điều kiện tiên quyết và rào cản rủi ro hữu hiệu và ít tốn kém nhất, nhất là đối với hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và kiểm tra. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm và hoàn thiện hệ thống cảnh báo rủi ro.

Hai là, đánh giá rủi ro hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Cải thiện các phƣơng pháp nhận diện, phân tích, đo lƣờng RRTD tại đơn vị đang áp dụng nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao. Xây dựng lại Quy định chấm điểm khách hàng và xếp hạng tín dụng để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Xây dựng chƣơng trình phần mềm chấm điểm khách hàng và xếp hạng tín dụng trên hệ thống và online trong hệ thống để làm cơ sở cho việc khai thác thông tin khách hàng tại đơn vị. Ba là, phòng chống và dự phòng rủi ro: Cải thiện, áp dụng các giải pháp dự phòng rủi ro tín dụng tại đơn vị, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo về quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác phản ánh đúng tình trạng nợ. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát và cho công tác quản lý RRTD.

Bốn là, theo dõi đánh giá và điều chỉnh phƣơng pháp phòng chống rủi ro: Hoàn thiện bộ máy cấp tín dụng theo mô hình cấp tín dụng tập trung: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của chi nhánh theo hƣớng tập trung cho quản trị rủi ro.

Năm là, phân định rõ cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng với cơ cấu giám sát, quản lý rủi ro tín dụng. Chi nhánh cần tách riêng bộ phận tín dụng với bộ phận thẩm định và quản lý tín dụng

Sáu là, hoàn chỉnh hệ thống văn bản cho hoạt động tín dụng: xây dựng quy chế cho vay phù hợp với quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nƣớc về Hoạt động

cảu 01 Tổ chức tài chính vi mô; tổ chức nghiên cứu, tập huấn và áp dụng thống nhất trong hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng.

Bảy là, xây dựng hệ thống chính sách tín dụng hợp lý phù hợp với chủ trƣơng của nhà nƣớc và đặc điểm của đối tƣợng khách hàng.

Tám là, cần tập trung xây dựng hệ thống các công cụ đo lƣờng và định hạng rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân: nghề nghiệp, thâm niên công tác, nơi ở, thu nhập....

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng 3.2.2.1 Công tác đào tạo, huấn luyện tín dụng 3.2.2.1 Công tác đào tạo, huấn luyện tín dụng

Đội ngũ tín dụng là nhân viên trực tiếp thực hiện công tác cho vay, quản lý và thu hồi vốn vay của khách hàng. Do đó, chi nhánh cần quan tâm đến vấn đề nâng cao năng lực và phẩm chất của từng nhân viên tín dụng là hết sức cần thiết. Công tác huấn luyện đào tạo bao gồm: (i) Thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, trao đổi về các tình huống tín dụng đã xảy ra để rút kinh nghiệm chung; tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận về kiểm soát rủi ro tín dụng, nhấn mạnh các sai phạm và hậu quả gặp phải tại chi nhánh để phòng tránh. Nâng cao nhận thức cho cán bộ tín dụng về ý nghĩa của kiểm soát, đào tạo cho họ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ hoạt động này; (ii) Tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệm cho cán bộ nhân viên đi đến các chi nhánh làm tốt khác trong hệ thống. Từ đó, nhân viên chi nhánh sẽ nâng cao đƣợc nhận thức, trình độ cũng nhƣ tầm nhìn.

3.2.2.2 Công tác tổ chức nhân sự

Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang với mục tiêu và sứ mệnh làm việc vì ngƣời nghèo và nghèo nhất, Chi nhánh cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên ngoài năng lực chuyên môn thì cần đáp ứng phù hợp với 09 giá trị văn hóa tại CEP

“Trung thực, minh bạch, chính trực, tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ, sáng tạo, hiệu suất và hiệu quả”.

Chi nhánh có thể động viên cán bộ nhân viên thông qua việc tặng thƣởng bằng hiện kim hay hiện vật (tùy theo nhu cầu của cán bộ nhân viên) khi họ hoàn thành xuất sắc so với mục tiêu đề ra và có sự vƣợt trội so với nhân viên khác. Đồng

thời, chi nhánh xem xét ghi nhận sự đóng góp đó vào kỳ đánh giá lƣơng liền kề. Chi nhánh nên tiến hành các hội thi để nhân viên có cơ hội thể hiện bản thân với nhân viên khác. Chi nhánh cũng tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc thăng tiến, ứng tuyển lên vị trí cao hơn tại tổ chức nhƣ vị trí tổ trƣởng, trƣởng phòng hay thậm chí là vị trí giám đốc

Bên cạnh đó, Chi nhánh CEP Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cần có chế tài, có chính sách kiểm điểm kỷ luật bồi thƣờng rõ ràng, kiên quyết đối với những trƣờng hợp cố tình sai phạm gây ra thất thoát về vật chất của tổ chức nhằm răn đe và giảm thiểu rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Định kỳ, CEP Châu Thành sẽ tiến hành sàng lọc đội ngũ nhân viên tín dụng, nếu không đủ điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức thì cƣơng quyết chuyển đổi công việc khác hoặc thậm chí sa thải.

3.2.2.3 Hoàn thiện quy trình và bộ máy kiểm tra, giám sát

Hiện nay, nhân sự tại ban kiểm soát nội bộ còn ít (6 nhân sự mà phục vụ 34 chi nhánh) và thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó, Ban kiểm soát nội bộ của hội sở cần tăng cƣờng ít nhất 04 nhân sự để đảm bảo tần suất hỗ trợ về chuyên môn cho chi nhánh là 01 quý/ lần. Nhân sự tại ban cần đƣợc đào tạo đúng chuẩn mực của một kiểm soát viên. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng thƣờng xuyên sẽ góp phần giúp cho hoạt động chi nhánh thêm hiệu quả và đúng quy định, chấn chỉnh ngay những vấn đề xảy ra gây nguy cơ rủi ro cho hoạt động tín dụng và hoạt động tại các Chi nhánh. Ngoài kế hoạch định kỳ hàng năm, ban kiểm soát cần kiểm tra đột xuất để phản ánh đúng tình hình thực tế tại từng chi nhánh mà có kế hoạch củng cố các nội dung cụ thể cho từng chi nhánh.

Bên cạnh đó, việc thay đổi các quy trình – quy định thƣờng đƣợc ban kiểm soát thực hiện 01 lần/năm là còn chậm, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ban kiểm soát nên nghiên cứu thay đổi linh hoạt các quy định cho phù hợp với tình hình thực tế trong hoạt động của CEP. Ngoài ban kiểm soát của Hội sở, chi nhánh cần đào tạo một chuyên viên kiểm soát đƣợc đào tạo bài bản, đủ năng lực hỗ trợ các hoạt động kiểm tra, giám sát tại chi nhánh

Bộ phận kiểm soát tại chi nhánh bao gồm: Giám đốc chi nhánh, trƣởng phòng tín dụng, trƣởng phòng kế toán và tổ trƣởng tín dụng. Việc kiểm tra, giám sát

thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí và làm việc dựa theo kinh nghiệm của bản thân. Do đó, các vị trí giám sát cần đƣợc huấn luyện nghiệp vụ đầy đủ từ nội bộ hoặc bên ngoài. Bộ phận quản lý tại chi nhánh cần thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với bộ phận tín dụng chi nhánh từ khâu kiểm soát hồ sơ tín dụng, khâu thẩm định, duyệt mức vay của nhân viên tín dụng. Từ đó, chi nhánh sẽ quản lý đƣợc đội ngũ tín dụng, đảm bảo rằng tín dụng luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng để giảm thiểu đƣợc rủi ro phát sinh nợ xấu do tín dụng không thực hiện tốt quy trình. Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng có hiệu quả, công tác kiểm tra không nên dàn trải, cần có kế hoạch kiểm tra cho từng thời kỳ cụ thể, tập trung vào các trƣờng hợp dễ xảy ra các vấn đề về buông lỏng quản lý, đặc biệt chú trọng tới những bất thƣờng nhƣ: Số dƣ nợ vay của khách hàng bất thƣờng, tần suất vay, số dƣ nợ vay của nhân viên tín dụng quản lý...

Để có tầm nhìn dài hạn, cùng với chiến lƣợc cho vay trong từng thời kỳ thì kế hoạch kiểm tra cũng nên phù hợp với chiến lƣợc điều kiện của từng thời kỳ đó, xem xét liệu các món vay đã phù hợp với chính sách Chi nhánh đã đề ra, có phù hợp với hạn mức cho vay của từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tƣ, phù hợp xu hƣớng phát triển của khu vực đó.

Để nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ, Chi nhánh nên có những cán bộ chuyên trách, chỉ kiểm tra, giám sát riêng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra, giám sát, cán bộ kiểm tra cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh nhƣ sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, việc cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)