Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 44)

6 Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt đƣợc. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhƣng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu nhƣ phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh

nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hƣởng.

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng đƣợc kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trƣờng là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trƣớc đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể đƣợc giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vƣợt quá khả năng của các ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải đƣợc thay thế.

Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi đƣợc. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng nhƣ xử lý những khoản nợ xấu mà trƣớc đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng. 1.6 Một số mô hình tài chính vi mô thành công điển hình

1.61 Mô hình hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Grameen

Một trong những nguyên tắc hàng đầu của Ngân hàng Grameen là nâng cao lòng tin cho con ngƣời . Cùng với nguyên tắc về niềm tin này, Ông Yunus đƣa ra các ý tƣởng về một doanh nghiệp kinh doanh vì xã hội. Ông cho rằng lý do chính mà tín dụng vi mô trở nên hiệu quả là vì nó đã sử dụng các nguyên tắc thị trƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu mang tính xã hội. Tín dụng vi mô có thể trang trải chi phí, từ đó có thể mở rộng tầm hoạt động và bền vững.

nhƣ vậy nợ quá hạn của ngân hàng chỉ vẻn vẹn 1% cho dù các khoản vay ở đây đƣợc dựa vào lòng tin, một con số mà các ngân hàng thông thƣờng không dễ gì có đƣợc dù khách hàng của họ là những ngƣời giàu có và có tài sản thế chấp.

Các chuyên gia về ngân hàng và các nhà kinh tế cũng sẽ tiếp tục ngạc nhiên về ngân hàng của Muhammad Yunus khi biết rằng 66% trong số 500 triệu USD tiền cho vay của ngân hàng hàng năm là từ tiền gửi của các thành viên, những ngƣời nghèo ở Bangladesh. Tổng khoản tiền gửi đạt đến 104% so với dƣ nợ cho vay. Nếu cộng các khoản tiền gửi với nguồn vốn chủ sở hữu thì lên tới 132% so với dƣ nợ cho vay.

Các kết quả đó là nhờ vào họat động quản lý rủi ro của Ngân hàng Grameen, bao gồm:

- Triết lý cơ bản của mô hình của Ngân hàng Grameen nằm trong thực tế là thiếu sót và điểm yếu ở cấp độ cá nhân đƣợc khắc phục bằng cách trách nhiệm tập thể và an ninh dành sự hình thành của một nhóm các cá nhân đó. Tập thể đến với nhau của các thành viên cá nhân đƣợc sử dụng cho một số mục đích giáo dục và xây dựng nhận thức, sức mạnh thƣơng lƣợng tập thể, áp lực cộng đồng.

- Để đƣợc vay, thành viên phải tham gia vào nhóm của những ngƣời vay. Nhiều nhóm khách hàng sẽ hình thành thành một cụm. Điều này nhằm làm giảm chi phí quản lý và họat động kiểm sóat đƣợc chặt chẽ thông qua các nhóm, cụm.

- Ngƣời vay đƣợc sàn lọc thông qua nhóm, nếu đƣợc các thành viên trong nhóm chấp nhận thì ngƣời vay này mới đƣợc gia nhập nhóm và đƣợc vay vốn. Bởi vì các thành viên trong nhóm có trách nhiệm hòan trả thay cho thành viên nhóm của mình khi họ gặp khó khăn.

- Sản phẩm đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu của ngƣời nghèo và dựa trên yếu tố tạo đƣợc thu nhập từ đồng vốn vay. Tất cả các sản phẩm và dịch vụ đƣợc cung cấp qua hệ thống các nhóm, cụm.

- Nét đặc biệt nhất là không dựa trên bất kỳ khoản thế chấp hoặc hợp đồng mang tính pháp lý nào, tín dụng Gramenn dựa vào “lòng tin” chứ không phải là thủ tục pháp lý. Các khỏan vay đƣợc ủng hộ bằng tài sản thế chấp đạo đức: Lời hứa

rằng nhóm đứng đằng sau mỗi khoản vay cá nhân. Chƣơng trình luôn hƣớng đến ngƣời nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo, tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tự tạo việc làm bằng các hoạt động tạo thu nhập, cải thiện nhà ở chứ không phải cho việc tiêu dùng.

- Tất cả các khoản vay sẽ đƣợc trả làm nhiều lần hàng tuần hoặc mỗi tuần một lần. Kèm theo hàng kỳ hòan trả là các khỏan đóng tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. Các món vay đƣợc nhận theo trình tự nối tiếp nhau, ngƣời vay sẽ nhận các món vay mới sau khi hoàn trả các món vay trƣớc đó. Quỹ này có thể đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp khẩn cấp cho các thành viên trong nhóm.

1.6.2 Mô hình Bank Rakyat Indonesia (BRI)

Mô hình Bank Rakyat Indonesia (BRI) lại là điển hình thành công của khu vực nhà nƣớc tham gia cung cấp tài chính vi mô. BRI là một trong những những ngân hàng lớn nhất tại Indonesia, với số vốn nhà nƣớc nắm giữ là trên 55%, còn lại là của các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc.

Đến cuối năm 2015, BRI có mạng lƣới hoạt động rộng khắp, BRI có 18 văn phòng giao dịch cấp vùng, 446 chi nhánh văn phòng, 545 chi nhánh phụ, và gần 5000 đơn vị BRI khác trong cả nƣớc. Cơ cấu khách hàng của BRI chủ yếu là ngƣời nghèo, doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ.

Tiết kiệm là chìa khóa thành công đối với hoạt động của BRI. Ngân hàng cho phép nhận tiền tiết kiệm bằng bất cứ khoản tiền nào, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn đƣợc đảm bảo một lãi suất thực dƣơng, do vậy, chúng đƣợc ƣa chuộng với các hộ gia đình có thu nhập thấp.

BRI có cơ chế khuyến khích và thu hút khách hàng mới, bằng các tích lũy điểm khi gửi tiền, và giải thƣởng bằng xổ số cho các khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn của BRI rất đa dạng, đặc biệt có hơn 32,80% tiền tiết kiệm từ ngƣời dân đƣợc tiết kiệm theo ngày hoặc tuần và 32,64% tiền gửi có kỳ hạn và các nguồn vốn tiết kiệm này có chi phí khá rẻ.

1.6.3 Một số bài học đối với Việt Nam

Qua việc nghiên cứu đánh giá 2 mô hình tài chính vi mô thành công tiêu biểu của Grameen Bank và BRI, có thể đƣa ra một số góp ý đối với việc phát triển tài

chính vi mô ở nƣớc ta nhƣ sau:

Thứ nhất, thay đổi nhận thức về tính hiệu quả, tính mục đích của các hoạt động tài chính vi mô.

-Hoạt động tài chính vi mô không phải là hoạt động từ thiện bắt buộc cần có sự tham gia của khu vực nhà nƣớc. Hoạt động tài chính vi mô cũng cần áp dụng các nguyên tắc kinh doanh theo hƣớng bù đắp chi phí và có lãi. Hoạt động tài chính vi mô phải phục vụ cho ngƣời thu nhập thấp và các DN nhỏ nên cần có cái nhìn đúng đắn về vị trí của tài chính vi mô trong hệ thống tài chính quốc dân.

-Mô hình thành công của của Grameen Bank theo đúng tôn chỉ hoạt động vì ngƣời nghèo, lợi nhuận kiếm đƣợc sẽ lại tiếp tục đƣợc quay vòng chuyển đến ngƣời nghèo. Mô hình của Grameen Bank cho thấy, hoạt động tài chính vi mô có khả năng sinh lời cao, không kém bất cứ ngành nghề nào khác. Đây là cơ sở để tin rằng tài chính vi mô có khả năng phát triển bền vững.

Thứ hai, hoàn thiện môi trường pháp lý cho tài chính vi mô.

- Kinh nghiệm của Indonesia, cho thấy các tổ chức tài chính vi mô quyết định lãi suất cho vay theo đối tƣợng khách hàng. Những khoản vay nhỏ, rủi ro lớn thƣờng đƣợc tính lãi suất cao hơn còn những khoản vay lớn, rủi ro thấp đƣợc tính lãi suất thấp hơn.

- Để có thể giảm đƣợc chi phí cho các khoản vay nhỏ, mô hình của Grameen Bank, BRI hay nhiều nơi khác cho thấy cần phải đạt quy mô đủ lớn, khi đó tổ chức tài chính vi mô sẽ đạt đƣợc tính hiệu quả nhờ quy mô, chi phí bình quân sẽ giảm dần.

- Bên cạnh đó, để khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô phát triển cần có chính sách giảm thuế nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với các tổ chức tài chính vi mô mới thành lập. Đối với các dịch vụ tài chính vi mô nhằm mục đích xã hội hoặc mức lãi suất thấp cần đƣợc xem xét miễn thuế.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

- Các tổ chức tài chính vi mô cần cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng có nhu nhập thấp (Ví dụ: áp dụng các hình

thức tiết kiệm hoặc trả nợ nhiều lần, kỳ hạn trả nợ tính toán dựa trên dòng tiền thực tế khách hàng có thể nhận đƣợc. Các khoản vay nên phân phối qua tổ nhóm hay uy tín của từng cá nhân). Các quy trình thủ tục nghiệp vụ tín dụng cần đƣợc đơn giản, nhƣng vẫn cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể để giảm chi phí giao dịch tới mức tối đa.

- Các tổ chức tài chính vĩ mô kết hợp cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội nhƣ đào tạo, khuyến nông lâm ngƣ, tƣ vấn, hỗ trợ kỹ thuật.

- Quản lý rủi ro thông qua tăng cƣờng giám sát cộng đồng, qua các tổ chức đoàn thể vừa giúp giám sát khách hàng tốt hơn, thông tin cập nhật nhanh chóng đáng tin cậy giảm đƣợc chi phí do thông tin bất cân xứng.

-Không nên chỉ trông chờ vào trợ giúp của Chính phủ và các nhà tài trợ. Để ra đời, các tổ chức tài chính vi mô cần nguồn vốn trợ giúp ban đầu đến từ Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, đóng góp từ thiện cộng đồng. Tuy nhiên, để phát triển đƣợc là do tự bản thân các tài chính tài chính vi mô hoạt động và các tổ chức phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Chính phủ không nên trợ cấp lớn, lâu dài cho các tổ chức này bởi sẽ làm nảy sinh ra tâm lý trông chờ, giảm tính chủ động của các tổ chức tài chính vi mô

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã tập trung giải quyết về mặt lý luận: Phạm trù tài chính vi mô, vai trò của tài chính vi mô, những rủi ro tín dụng trong họat động tài chính vi mô và ý nghĩa của nó đối với các tổ chức tài chính vi mô. Từ đó thấy đƣợc sự cần thiết phải có giải pháp để hạn chế rủi ro trong họat động của các tổ chức tài chính vi mô.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng họat động của Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang trong giai đọan từ năm 2015 đến năm 2019 để tìm hiểu những rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và những phƣơng pháp đang đƣợc áp dụng quản lý hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình họat động của Tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh Châu Thành tỉnh Tiền Giang trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CEP CHI

NHÁNH CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG 2.1 Khái quát về Tổ chức tài chính vi mô CEP

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tổ chức tài chính vi mô CEP tên đầy đủ là Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm đƣợc chuyển đổi từ Quỹ trợ vốn cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm (gọi tắt là Quỹ trợ vốn CEP). Tên giao dịch quốc tế: CAPITAL AID FOR EMPLOYMENT OF THE POOR MICROFINANCE INSTITUTION (LTD.).Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP, lọai hình tài chính vi mô: thuộc khu vực bán chính thức.

Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu gắn kết các hoạt động công đoàn với hoạt động xã hội và triển khai rộng rãi trên toàn thành phố nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong đó ƣu tiên tạo việc làm cho cán bộ nhân viên (CBNV) và ngƣời lao động nghèo. Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi thực hiện hoạt động tạo việc làm là thiếu nguồn tín dụng sẵn có để ngƣời lao động nghèo có thể bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ, tạo thu nhập. Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, học tập những mô hình tạo việc làm và cải thiện an sinh cho ngƣời nghèo hiệu quả của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó, mô hình Ngân hàng Grameen của Bangladesh – đƣợc xem là mô hình phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam ở thời điểm này. Thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm nhỏ cho các hộ gia đình nghèo ở cả nông thôn và thành thị, góp phần giảm nghèo hiệu quả tại Bangladesh.

Tháng 7/1991, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm một số chƣơng trình tín dụng, tiết kiệm tại các quận/huyện đô thị và nông thôn của TP. Hồ Chí Minh (bao gồm Quận 1, Quận Gò Vấp, huyện Củ Chi và Cần giờ) theo mô hình của Ngân hàng Grameen. Chƣơng trình tín dụng này đƣợc thực hiện một cách bền bỉ nhằm mang lại lợi ích cho ngƣời nghèo. Kết quả ban đầu của chƣơng

trình rất khả quan và hiệu quả trong việc giúp ngƣời lao động nghèo có số vốn nhỏ ban đầu để thực hiện các hoạt động tự tạo thu nhập, cải thiện đời sống, an sinh.

Ngày 02/11/1991, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định cho phép Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh chính thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Ngƣời Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm” (gọi tắt là Quỹ CEP). Mục đích của Quỹ CEP là xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ tạo việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu làm ăn vƣơn lên, cải thiện tình trạng nghèo đói.

Tháng 10/2017, Quỹ trợ vốn CEP chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm (Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP). Đến cuối năm 2019, Tổ chức tài chính vi mô CEP có mạng lƣới gồm 34 chi nhánh, 602 nhân viên, nguồn vốn đầu tƣ cho vay 4.457 tỷ đồng và tiếp tục tự cung về hoạt động. Năm 2019, Tổ chức tài chính vi mô CEP sẽ tiếp tục phấn đấu phục vụ nhiều ngƣời nghèo hơn ở Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)