Xây dựng và thực thi chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

6 Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1 Xây dựng và thực thi chính sách quản lý rủi ro tín dụng

1.3.1.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Theo nghĩa rộng và bao quát: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là hệ thống các quan điểm chủ trƣơng và biện pháp của ngân hàng thƣơng mại để nhận diện và quả lý rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả nhằm giảm thiệt hại và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Theo nghĩa hẹp: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là cơ chế và chính sách cụ thể để giám sát và quản lý rủi ro tín dụng một cách có hệ thống và có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.

1.3.1.2 Thực thi chính sách quản lý rủi ro tín dụng

a)Phân định rõ cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng với cơ cấu giám sát, quản lý rủi ro tín dụng trong một ngân hàng thương mại.

Đối với cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng: quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân đối với các vấn đề nhƣ thẩm định tín dụng; phê duyệt tín dụng; theo dõi và quản lý thu hồi nợ vay

Tách bạch các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan đến quá trình cấp tín dụng:

+ Đối với Hội sở chính: Phân định rõ nhiệm vụ của các bộ phận thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng và quản lý rủi ro.

+ Đối với chi nhánh và sở giao dịch: Tách riêng bộ phận tín dụng với bộ phận thẩm định và quản lý tín dụng.

Đối với cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro tín dụng:

+ Hội đồng quản trị giám sát và quản lý rủi ro tín dụng thông qua hội đồng quản lý rủi ro. Hội đồng này là bộ máy trực thuộc Hội đồng quản trị và độc lập với ban điều hành. Hội đồng quản lý rủi ro có trách nhiệm lớn trong việc rà soát, và phê

duyệt khuôn khổ quản lý rủi ro tín dụng gồm: chính sách đảm bảo an toàn, các mức rủi ro tín dụng, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

+ Ban điều hành: thực hiện việc giám sát và quản lý rủi ro tín dụng thông qua ban quản lý rủi ro, đây là đơn vị trực thuộc ban điều hành và độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh khác trong ngân hàng. Ba quản lý rủi ro có nhiệm vụ: nhận diện và phát hiện rủi ro; đánh giá và đo lƣờng rủi ro; đề ra biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

b)Hoàn chỉnh hệ thống văn bản cho hoạt động tín dụng

Xây dựng quy chế cho vay phù hợp với quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nƣớc; tổ chức nghiên cứu, tập huấn và áp dụng thống nhất trong hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy trình cho vay, bảo lãnh... Phù hợp với yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng ISO.

c)Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

- Cơ chế phân cấp quản lý và ủy quyền trong phê duyệt tín dụng: phân cấp và ủy quyền tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lƣợng và hiệu quả

+ Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong toàn bộ hệ thống về hoạt động tín dụng.

+ Phân cấp ủy quyền có sự linh hoạt phù hợp với đặc điểm, quy mô, điều kiện của từng đơn vị, với năng lực của cán bộ đƣợc phân cấp.

+ Phân ủy quyền có tính quy mô khoản vay, tính phức tạp của khoản vay và các điều kiện đảm bảo khoản vay.

- Xác định đúng thị trƣờng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay của Ngân hàng: thị trƣờng bán buôn và bán lẻ; thị trƣờng nội địa hay xuất khẩu; ngành chuyên ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn; vùng, lãnh thổ; đối tƣợng khách hàng (Doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh) và sản phẩm tín dụng

- Xây dựng các giới hạn trong hoạt động tín dụng: các giới hạn an toàn mang tính pháp lý cao, giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng có ý nghĩa nội bộ

quy định của pháp luật: trƣờng hợp không đƣợc cho vay, trƣờng hợp hạn chế tín dụng

- Xây dựng chính sách khách hàng: phân loại khách hàng theo chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, chính sách ƣu đãi đối với khách hàng theo xếp hạng tín nhiệm

- Quy định về tài sản đảm bảo tiền vay: thực hiện đảm bảo tiền vay phải phù hợp với quy định hiện hành của chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, phát triển sản phẩm tín dụng mới: đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, phát triển sản phẩm tín dụng mới, hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)