6 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổ chức tài chính vi mô CEP tên đầy đủ là Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm đƣợc chuyển đổi từ Quỹ trợ vốn cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm (gọi tắt là Quỹ trợ vốn CEP). Tên giao dịch quốc tế: CAPITAL AID FOR EMPLOYMENT OF THE POOR MICROFINANCE INSTITUTION (LTD.).Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP, lọai hình tài chính vi mô: thuộc khu vực bán chính thức.
Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu gắn kết các hoạt động công đoàn với hoạt động xã hội và triển khai rộng rãi trên toàn thành phố nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong đó ƣu tiên tạo việc làm cho cán bộ nhân viên (CBNV) và ngƣời lao động nghèo. Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi thực hiện hoạt động tạo việc làm là thiếu nguồn tín dụng sẵn có để ngƣời lao động nghèo có thể bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ, tạo thu nhập. Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, học tập những mô hình tạo việc làm và cải thiện an sinh cho ngƣời nghèo hiệu quả của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó, mô hình Ngân hàng Grameen của Bangladesh – đƣợc xem là mô hình phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam ở thời điểm này. Thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm nhỏ cho các hộ gia đình nghèo ở cả nông thôn và thành thị, góp phần giảm nghèo hiệu quả tại Bangladesh.
Tháng 7/1991, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm một số chƣơng trình tín dụng, tiết kiệm tại các quận/huyện đô thị và nông thôn của TP. Hồ Chí Minh (bao gồm Quận 1, Quận Gò Vấp, huyện Củ Chi và Cần giờ) theo mô hình của Ngân hàng Grameen. Chƣơng trình tín dụng này đƣợc thực hiện một cách bền bỉ nhằm mang lại lợi ích cho ngƣời nghèo. Kết quả ban đầu của chƣơng
trình rất khả quan và hiệu quả trong việc giúp ngƣời lao động nghèo có số vốn nhỏ ban đầu để thực hiện các hoạt động tự tạo thu nhập, cải thiện đời sống, an sinh.
Ngày 02/11/1991, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định cho phép Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh chính thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Ngƣời Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm” (gọi tắt là Quỹ CEP). Mục đích của Quỹ CEP là xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ tạo việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu làm ăn vƣơn lên, cải thiện tình trạng nghèo đói.
Tháng 10/2017, Quỹ trợ vốn CEP chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm (Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP). Đến cuối năm 2019, Tổ chức tài chính vi mô CEP có mạng lƣới gồm 34 chi nhánh, 602 nhân viên, nguồn vốn đầu tƣ cho vay 4.457 tỷ đồng và tiếp tục tự cung về hoạt động. Năm 2019, Tổ chức tài chính vi mô CEP sẽ tiếp tục phấn đấu phục vụ nhiều ngƣời nghèo hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc tăng vốn đầu tƣ cho các chi nhánh hiện hữu từ nguồn vốn huy động tiết kiệm của thành viên, các khoản vay mới và sự đóng góp tiếp tục của các dự án hiện tại. Tổ chức tài chính vi mô CEP cũng sẽ tập trung phát triển hoạt động của các chi nhánh mới thành lập tại địa bàn các tỉnh ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có rất nhiều ngƣời lao động nghèo chƣa tiếp cận đƣợc với các dịch vụ tài chính.
Bảng 2.1: Chỉ số Tổ chức tài chính vi mô CEP
CHỈ SỐ CEP NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019
Số quận/huyện 76 81 81
Số chi nhánh 34 34 34
Số nhân viên 557 576 602
Khách hàng đang vay 309.949 320.901 341.902
Khách hàng đang vay tại TP. Hồ Chí Minh
Khách hàng đang vay ngoài TP. Hồ Chí Minh
147.765 153.237 159.420
Số khoản vay 356.117 365.981 423.041
Doanh số phát vay (triệu đồng) 5.686.859 6.364.049 6.875.201 Mức vay bình quân (đồng) 15.969.074 17.389.014 19.421.452 Dƣ nợ cho vay (triệu đồng) 2.761.692 3.036.567 3.205.421
Nợ đi vay (triệu đồng) 901.040 585.788 587.858
Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 812.031 1.008.531 1.121.532 Tổng tài sản (triệu đồng) 2.849.129 3.264.416 3.564.235
(Nguồn: Tổ chức tài chính vi mô CEP) 2.1.2 Chức năng và vai trò hoạt động của Tổ chức tài chính vi mô CEP
Tổ chức tài chính vi mô CEP là tổ chức tài chính vi mô phi lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ tài chính giúp ngƣời nghèo và nghèo nhất ở Việt Nam tăng thu nhập và tự tạo việc làm. Tổ chức tài chính vi mô CEP cam kết thực hiện thành công mô hình tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam đạt đƣợc các mục tiêu bền vững tài chính, đến với ngƣời nghèo và đảm bảo tác động tích cực đối với cuộc sống của ngƣời dân lao động.
Tổ chức tài chính vi mô CEP hoạt động vì lợi ích của ngƣời nghèo và nghèo nhất, nhằm giúp họ đạt đƣợc những cải thiện về an sinh lâu dài thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính một cách bền vững, hiệu quả và trung thực.
Tổ chức tài chính vi mô CEP chịu trách nhiệm về các khoản vay và các khoản vay ƣu đãi trong và ngoài nƣớc. Tổ chức tài chính vi mô CEP đảm bảo tự cung về tài chính mà không đƣợc bao cấp.
2.1.3 Mục tiêu của Tổ chức tài chính vi mô CEP
Tổ chức tài chính vi mô CEP chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho ngƣời nghèo và nghèo nhất nhằm giúp họ bắt đầu công việc làm ăn, sản xuất nhỏ; Giảm nghèo thông qua các hoạt động tạo thu nhập của ngƣời nghèo, giúp họ cải thiện an sinh gia đình; Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ngƣời nghèo; Tham gia giúp ngƣời nghèo xây dựng cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và ý thức cộng đồng trong
việc bảo vệ môi trƣờng xã hội lành mạnh và mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho số lƣợng đông ngƣời nghèo và duy trì sự bền vững tài chính của tổ chức. 2.1.4 Vị trí của CEP trong nền kinh tế
Tổ chức tài chính vi mô CEP với vai trò là nhà cung cấp các khoản vay nhỏ, áp dụng các phƣơng thức hoàn trả nhỏ và lãi suất hợp lý có một vị thế rất tốt trong phân khúc dân số có thu nhập thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong đó có tỉnh Tiền Giang. Ở cấp độ của ngành, thì Tổ chức tài chính vi mô CEP đƣợc công nhận là tổ chức tài chính vi mô bán chính thức lớn nhất nƣớc ta. Công việc có ý nghĩa của Tổ chức tài chính vi mô CEP đƣợc công nhận bởi các cơ quan chính quyền và tính minh bạch của Tổ chức tài chính vi mô CEP theo tiêu chuẩn quốc tế ngày càng tăng.
Sản phẩm và dịch vụ của Tổ chức tài chính vi mô CEP đang phục vụ cho một lƣợng ngƣời vay tƣơng đối lớn mang tính phù hợp có thể dần tạo lòng tin cho ngƣời nghèo một chỗ dựa hoặc cho họ một kế hoạch kinh doanh cụ thể trong tƣơng lai. Một khi mà các nguồn vốn khác quá đắt hoặc khó tiếp cận thì sự tồn tại và phát triển của Tổ chức tài chính vi mô CEP là cần thiết.
Sự cạnh tranh tại địa bàn hoạt động ở các chi nhánh tùy thuộc vào sự tham gia của các chƣơng trình của Chính phủ, các Tổ chức tài chính vi mô tín dụng nhân dân, Hiệp hội mạng lƣới các Hợp tác xã tín dụng và NHCSXH. Nhìn chung NHCSXH và Hiệp hội mạng lƣới các Hợp tác xã tín dụng là những tổ chức cạnh tranh chính của Tổ chức tài chính vi mô CEP. Các tổ chức này cho vay có lãi suất thấp hơn, nhƣng phần lớn phục vụ cho những ngƣời dân có điều kiện kinh tế khá hơn. Theo tổng thể thì thị trƣờng vẫn còn bõ ngõ và sự cạnh tranh không phải là mối đe dọa chính nhƣng ngƣợc lại thì Tổ chức tài chính vi mô CEP phải chịu sức ép về việc giữ lãi suất ở mức thấp chủ yếu do yêu cầu từ các tổ chức chủ quản và đây có thể là một yếu thế của Tổ chức tài chính vi mô CEP
2.1.5 Nguồn vốn của CEP
Tổ chức tài chính vi mô CEP có cơ cấu vốn loại của tổ chức phi Chính phủ, nguồn vốn chủ yếu hình thành từ 3 nguồn chính: (1) Vốn chủ sở hữu, đang chiếm
khỏang 30% tổng nguồn vốn: đƣợc hình thành từ vốn ban đầu của tổ chức và tích lũy qua các năm; (2) Vốn vay ƣu đãi trong và ngoài nƣớc, đang chiếm khỏang 31% tổng nguồn vốn: Là nguồn vốn vay từ Công ty đầu tƣ tài chính Nhà nƣớc Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC), từ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động các tỉnh, Liên đoàn Lao động các Quận, Huyện. Và nguồn vốn vay ƣu đãi, tài trợ từ các tổ chức của Chính phủ và phi Chính phủ ở nƣớc ngoài (AUSAID, HABITA, OIKCREDIT, FORDFOUNDATION, WORLD BANK, SIDI,…); (3) Tiền gửi tiết kiệm từ thành viên vay vốn, đang chiếm khỏang 39% tổng nguồn vốn: Là các khoản tiền gửi tiết tiệm bắt buộc và tiết kiệm định hƣớng của khách hàng vay vốn gửi tại TCTC vi mô CEP. Tổ chức tài chính vi mô CEP không đƣợc bao cấp nguồn vốn mà phải tự tìm kiếm huy động các khoản tài trợ, các khoản vay bao gồm vay ƣu đãi để họat động và chịu trách nhiệm hòan trả các khoản vay này đúng thời hạn và đầy đủ.
2.1.6 Rủi ro, các loại rủi ro và nguyên tắc quản lý rủi ro tại tổ chức Tài chính vi mô CEP
2.1.6.1 Rủi ro: là khả năng một sự kiện có nguy cơ xảy ra gây cản trở tổ chức TCVM CEP trong việc hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu, gây tác động không tốt đến hiệu suất của Tổ chức TCVM CEP, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của nhân viên và những ngƣời có liên quan đến hoạt động của Tổ chức TCVM CEP; rủi ro đe dọa đến việc tuân thủ quy trình, quy định, quy phạm pháp luật của Tổ chức TCVM CEP, tác động đến cộng đồng và môi trƣờng mà Tổ chức TCVM CEP hoạt động và ảnh hƣởng không tốt đến uy tín của Tổ chức TCVM CEP
Những rủi ro Tổ chức TCVM CEP phải đối mặt có thể đƣợc chia ra làm ba nhóm: (i) Rủi ro tài chính: rủi ro tín dụng ở mức độ cá nhân, rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tƣ, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng – rủi ro lãi suất, rủi ro thị trƣờng – rủi ro hối đoái, rủi ro đầu tƣ; (ii) Rủi ro hoạt động: rủi ro giao dịch, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro gian lận/rủi ro về đạo đức, rủi ro an toàn, rủi ro về nguồn nhân lực; (ii) Rủi ro chiến lƣợc: rủi ro về tính tuân thủ pháp lý, rủi ro về điều hành, rủi ro về quản trị, rủi ro danh tiếng, rủi ro cạnh tranh, rủi ro về phát triển hoạt động, rủi ro rửa tiền, rủi ro về môi trƣờng bên ngoài.
2.1.6.2 Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro nằm trong rủi ro tài chính của Tổ chức tài chính vi mô CEP gồm: (i) Rủi ro tín dụng ở mức độ cá nhân: Rủi ro tín dụng ở mức độ cá nhân là rủi ro đối với thu nhập, nguồn vốn của Tổ chức TCVM CEP do một khách hàng cá nhân chậm trả hoặc không thanh toán nghĩa vụ trả nợ. Rủi ro tín dụng bao gồm cả thất thoát thu nhập do Tổ chức TCVM CEP không có khả năng thu hồi lãi vay hoặc thu hồi vốn vay do nợ xấu; (ii) Rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tư: Rủi ro tín dụng ở mức độ đầu tƣ liên quan đến rủi ro vốn có trong cấu phần vốn đầu tƣ cho vay theo địa bàn, lĩnh vực, mức vay tối đa trong tổng vốn đầu tƣ của Tổ chức TCVM CEP do nhiều khách hàng chậm trả hoặc không thanh toán nghĩa vụ trả nợ cũng nhƣ Tổ chức không có khả năng thu hồi lãi vay hoặc vốn vay do nợ xấu.
2.1.6.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách và quy trình quản lý rủi ro phản ánh quan điểm không muốn rủi ro và hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động của Tổ chức TCVM CEP. Các nguyên tắc đƣợc áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng nhƣ sau:
Tổ chức TCVM CEP sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân thông qua việc áp dụng sàng lọc kỹ lƣỡng khách hàng vay, khảo sát đánh giá rủi ro tín dụng cẩn thận, quyết định mức vay phù hợp, lịch trình trả nợ thích hợp và quy trình rõ ràng cho việc giải ngân cho vay, thu hồi và giám sát các khoản vay. Chi nhánh sẽ đăng ký số khách hàng đang vay của mình với chính quyền địa phƣơng và giám sát thông tin về hoạt động cho vay của các cá nhân, tổ chức cho vay khác trên địa bàn để giảm thiểu rủi ro khả năng một ngƣời vay có thể nhận đƣợc các khoản vay từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến ngày càng trở nên nợ nần và mất khả năng chi trả. Đối với rủi ro tín dụng cá nhân thì đƣợc quản lý thông qua các chỉ số chủ yếu rủi ro nhƣ PAR, số lƣợng các sự cố không tuân thủ quy trình quản lý tín dụng, số lƣợng khách hàng đang vay có vay từ các nguồn khác.
Rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tƣ: Tổ chức TCVM CEP sẽ giảm thiểu rủi ro vốn đầu tƣ bằng cách tránh sự đầu tƣ vốn vò một lĩnh vực hoặc một địa bàn cụ thể, tránh cho vay ở mức vay tối đa và không cho vay đảo nợ cho khách hàng. Tổ chức TCVM CEP liên tục xem xét toàn bộ danh mục vốn đầu tƣ để đánh giá bản
chất của việc nợ quá hạn, nợ chậm trả, xu hƣớng và mức độ rủi ro theo địa bàn, lĩnh vực, sản phẩm và chi nhánh. Tổ chức TCVM CEP sẽ đảm bảo yêu cầu nắm rõ, tìm hiểu tình hình nợ quá hạn và giải quyết kịp thời, tránh lây lan nhanh chóng và có thể gây thiệt hại đáng kể. Tổ chức TCVM CEP sẽ đảm bảo báo cáo vốn đầu tƣ phản ánh chính xác tình hình và xu hƣớng công nợ, nợ quá hạn, chậm trả hàng tháng, trong đó có bản phân tích nợ cụ thể của từng nhân viên tín dụng, theo khu vực địa lý, lĩnh vực, sản phẩm cho vay và theo chi nhánh. Tổ chức TCVM CEP sẽ đảm bảo thực hiện đầy đủ dự phòng rủi ro mất vốn để bù đắp những tổn thất mất vốn. Đối với Rủi ro tín dụng ở mức độ vốn đầu tƣ thì đƣợc quản lý thông qua các chỉ số chủ yếu rủi ro nhƣ Theo dõi PAR theo mức vay, sản phẩm cho vay, khu vực địa lý, chi nhánh và tuổi nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
2.1.6.4 Phân loại nợ và mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Tổ chức tài chính vi mô CEP
Theo quy định tại Điều 35 của Thông tƣ số 03/2018/TT-NHNN “Quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của Tổ chức tài chính vi mô thì việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tài chính vi mô sẽ thực hiện theo Điều 4, Điều 5 của Thông tƣ số 15/2010/TT- NHNN về “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tỏ chức tài chính quy mô nhỏ”
Phân loại nợ: nợ đƣợc phân loại thành 5 nhóm dựa vào tình trạng nợ quá hạn nhƣ sau:
(a) Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn; hoặc Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày
(b) Nợ cần chú ý: Các khoản nợ từ 10 đến dƣới 30 ngày; hoặc Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu
(c) Nợ dƣới tiêu chuẩn: Các khoản nợ từ 30 ngày đến dƣới 90 ngày; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 30 ngày theo thời hạn trả