Tổ chức tài chính vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 37)

6 Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.2 Tổ chức tài chính vi mô

Theo định nghĩa của (Luật các Tổ chức tín dụng, 2010): “Tổ chức TCVM là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”

Tổ chức tài chính vi mô là một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho những ngƣời có thu nhập thấp. Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều cho vay những khoản vay nhỏ và chỉ nhận những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ ngƣời vay chứ không phải từ công chúng. Trong ngành tài chính vi mô, thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức đƣợc thành lập để cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô, ví dụ: các tổ chức phi Chính Phủ, liên minh tín dụng, Hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và một bộ phận nào đó của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Ngoài ra cũng có các tổ chức khác tham gia vào hoat động tài chính vi mô và đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Đo chính là các trung gian tài chính dựa vào cộng đồng, nhƣ Liên minh tín dụng, Hiệp hội nhà ở hoạt động trên cơ sở hội viên. Một số loại hình tổ chức tài chính vi mô khác do các nhà kinh doanh hoặc Chính quyền địa phƣơng quản lý thƣờng có quy mô khách hàng lớn hơn so với các tổ chức phí chính Phủ và là một bộ phận trong khu vực tài chính chính thức. Mặc dù loại hình tổ chức tín dụng vi mô này không tiếp cận đƣợc sâu tới ngƣời nghèo nhƣ các tổ chức phi Chính phủ, nhƣng nhiều ngƣời nghèo đã đƣợc tiếp cận vốn của các tổ chức này với mức độ khác nhau ở các nƣớc khác nhau.

Các hoạt động chủ yếu của Tổ chức tài chính vi mô.

Tổ chức TCVM là tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện các hoạt động chủ yếu là khai thác nguồn vốn, cho vay và một số hoạt động khác.

Khai thác nguồn vốn để cho vay: Hoạt động huy động vốn của Tổ chức TCVM xuất phát từ tính chất của các món cho vay mà Tổ chức TCVM cung cấp. Đó là những món cho vay có tỷ lệ sinh lời thấp nhƣ cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm…, thời gian dài nhƣ cho vay đầu tƣ phát triển, rủi ro cao nên yêu cầu phải huy động vốn lãi suất tƣơng đối thấp, thời gian sử dụng dài và chịu đựng rủi ro.

- Vốn có nguồn gốc từ Nhà nước:Nhà nƣớc hỗ trợ vốn cho Tổ chức TCVM thể hiện vai trò sở hữu của Nhà nƣớc đối với tổ chức, cung ứng vốn khi tổ chức mới đi vào hoạt động (vốn ban đầu) và bổ sung trong quá trình hoạt động khi cần thiết (vốn chủ sở hữu).

- Nguồn vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước: Mục tiêu kinh tế xã hội mà Tổ chức TCVM theo đuổi có thể phù hợp với mục tiêu hoạt động của nhiều tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong và ngoài nƣớc nhƣ: phát triển ngành, phát triển vùng, khu vực, xóa đói giảm nghèo… thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp…

- Vay vốn trên thị trường trong và ngoài nước: Vốn Tổ chức TCVM huy động trên thị trƣờng bao gồm huy động tiền gửi, tiết kiệm của dân cƣ, vốn đi vay. Ngoài ra tổ chức thƣờng chủ yếu dựa vào các nguồn tiền gửi của các tổ chức lớn nhƣ liên đoàn lao động các cấp, các dự án, ngân hàng thƣơng mại, tiền gửi không hƣởng lãi hoặc hƣởng lãi suất thấp

- Nguồn vốn huy động từ cộng đồng người nghèo: Tổ chức TCVM và tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho ngƣời nghèo thƣờng phải thực hiện việc cho vay gắn với dịch vụ tiết kiệm cho ngƣời nghèo sử dụng nhƣ một phần đóng góp cổ phần hoặc tiền gửi tiết kiệm cho tổ chức. Đây là nguồn vốn không nhỏ góp phần đáng kể vào sự bền vững về thể chế và tài chính của tổ chức tài chính vi mô. Ngoài ra, việc huy động tiết kiệm trong cộng đồng ngƣời nghèo gắn với cho vay hoặc ràng buộc về mức vay đối với đối tƣợng này còn là một hình thức đảm bảo tiền vay, hạn chế rủi ro cho cả khách hàng và tổ chức.

Hoạt động cho vay:

động

không đáp ứng các tiêu chí thƣơng mại nhƣng lại có tác dụng chính trị, xã hội quan trọng.

1.4.3 Các lọai hình tổ chức tài chính vi mô

Các tổ chức tài chính vi mô hiện nay ở Việt Nam gồm có:

- Tổ chức tài chính vi mô chính thức: bao gồm hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, các Tổ chức tài chính vi mô đã đƣợc cấp phép hoạt động theo Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tổ chức tài chính vi mô bán chính thức: gồm các tổ chức phi Chính phủ trong và ngòai nƣớc, các chƣơng trình của các tổ chức xã hội.

- Tổ chức tài chính vi mô phi chính thức: gồm các nhóm cho vay tƣơng hỗ dƣới hình thức hụi, hội thậm chí là cho vay nặng lãi.

1.4.4 Hình thức tín dụng, đối tƣợng khách hàng của tổ chức tài chính vi mô

* Các hình thức tín dụng của tổ chức tài chính vi mô

Hầu hết các hình thức tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô là tín chấp và có phƣơng thức hoàn trả là góp dần vốn gốc và lãi theo hàng kỳ. Một số hình thức tín dụng của tổ chức tài chính vi mô:

- Tín dụng hỗ tƣơng cho các nhóm ngƣời nghèo trong một cộng đồng nhỏ. - Tín dụng cho các nhóm ngƣời nghèo trong một cộng đồng nhỏ xây dựng cơ sở hạ tầng chung tại khu vực sinh sống.

- Tín dụng dành cho ngƣời lao động nghèo buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt. - Tín dụng cho các nhóm ngƣời mua thiết bị, máy móc sử dụng chung trong nông nghiệp.

- Tín dụng cho ngƣời nghèo hoặc công nhân có thu nhập thấp cải thiện, sửa chữa nhà ở.

các vật dụng phục vụ đời sống gia đình hàng ngày.

* Đối tƣợng khách hàng của tổ chức tài chính vi mô

Hầu hết đối tƣợng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô là ngƣời nghèo có nhu cầu vay vốn để làm ăn buôn bán, chăn nuôi trồng trọt … nhƣng không có khả năng hoặc không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ ngân hàng do không có tài sản thế chấp và do món vay quá nhỏ ngân hàng không quan tâm. Đối tƣợng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô là những ngƣời phụ nữ nghèo đơn thân muốn tạo việc làm tạo thu nhập nhƣng không có vốn. Đối tƣợng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô là những nhóm ngƣời nghèo trong một cộng đồng nhỏ muốn thực hiện các công trình nhỏ để sử dụng chung nhƣ: bê tông hóa hẻm, hệ thống thoát nƣớc …

1.4.5 Một số tổ chức tài chính vi mô

* Các tổ chức tài chính vi mô trong nƣớc

- Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ Nghèo Thanh Hóa (FPW: The Fund for Poor Women): đi vào hoạt hoạt động từ tháng 3 năm 1998, đƣợc hình thành từ sự hợp tác của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em của Mỹ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hóa.

- Quỹ Tình Thƣơng (TYM: Tao Yêu Mày ): thành lập năm 1992, đến nay có khỏang 50.000 thành viên đang vay vốn tại 41 chi nhánh ở 10 Tỉnh và Thành phố bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ. Quỹ Tình Thƣơng thuộc khu vực tài chính vi mô chính thức.

- Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ Phát Triển Kinh Tế Tiền Giang (MOM: Mekong Organization Of Microfinance): đƣợc thành lập từ sự hợp tác của Tổ chức The Norwegian Mission Alliance và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Tiền Giang và đi vào họat động từ năm 2002. Phạm vi họat động ở trong Tỉnh Tiền Giang. Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ Phát Triển Kinh Tế Tiền Giang thuộc khu vực tài chính vi mô bán chính thức.

* Các tổ chức tài chính vi mô nƣớc ngoài

- Ngân hàng Grameen (Grameen Bank): Ngân hàng Grameen bắt đầu bằng một dự án giúp đỡ ngƣời nghèo thông qua dịch vụ tài chính vi mô vào năm 1976.

Dự án này nhằm tạo cơ hội cho nhiều ngƣời nghèo thất nghiệp ở vùng nông thôn của Bangladesh tự tạo việc làm, giúp cho những hộ nghèo nhất hiểu và biết cách quản lý tài sản nhỏ nhoi của mình.

- Tổ chức tài chính vi mô AMRET (tên gọi theo ngôn ngữ địa phƣơng: Thịnh vƣợng, Bền vững, Hạnh phúc): Amret ban đầu có tên là EMT (Ennatien Moulethan Tchonnebat) do tổ chức phi Chính phủ Pháp thành lập vào năm 1996 sau khi thực hiện dự án thử nghiệm theo mô hình ngân hàng làng xã của Ngân hàng Grameen của Bangladesh từ năm 1991 đến năm 1995. Tháng 6 năm 2004 EMT chính thức trở thành tổ chức tài chính vi mô AMRET và hiện nay AMRET là một trong những tổ chức vi mô hàng đầu của Campuchia trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho dân cƣ ở vùng nông thôn.

1.4.6 Điểm khác nhau giữa rủi ro tín dụng của các Tổ chức tài chính vi mô và Ngân hàng thƣơng mại hàng thƣơng mại

1.4.6.1 Rủi ro của các tổ chức tài chính vi mô

- Rủi ro tín dụng dễ xảy ra khi thời tiết xấu và khi giá cả gia tăng.

- Rủi ro tín dụng với từng món vay nhỏ nhƣng sức lây lan lớn vì hình thức cho vay là tập thể và những ngƣời vay sống gần nhau.

- Rủi ro tiềm ẩn lớn do các sản phẩm tín dụng hầu hết là tín chấp.

- Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở nhiều khâu vì ở các tổ chức tài chính vi mô thƣờng có nhiều khâu trung gian quản lý.

- Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do khâu khảo sát ít có cơ sở, thông tin thiếu chính xác.

- Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do ngƣời vay nghĩ đó là khoản Nhà nƣớc trợ cấp có thể trả chậm hay không trả cũng đƣợc

1.4.6.2 Rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại - Rủi ro tín dụng có thể giải quyết bằng tài sản thế chấp.

- Các hợp đồng cho vay theo cá nhân hoặc doanh nghiệp nên không bị lây lan nhƣng món vay lớn dẫn đến số nợ bị rủi ro lớn.

- Rủi ro xảy ra tập trung chủ yếu từ ngƣời vay mà không bị chiếm dụng bởi các khâu trung gian.

- Rủi ro tín dụng đƣợc hạn chế do đƣợc thẩm định có cơ sở phân tích rõ ràng, cụ thể.

1.4.7 Nguyên nhân, tác động của rủi ro tín dụng trong họat động Tài chính vi mô 1.4.7.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động tài chính vi mô

Nhóm 1: Các nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của tổ chức Tài chính vi mô là: do thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tƣ không đúng đối tƣợng và mức vay không phù hợp; do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô, tham nhũng; do cán bộ nhân viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ.

Nhóm 2- Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng gồm: do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý; sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả; do buôn bán thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ đƣợc; quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản và vay vốn quá nhu cầu và khả năng hoàn trả.

Nhóm 3: Các nguyên nhân có liên quan đến môi trường hoạt động:do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ xảy đến; tình hình an ninh, chính trị trong nƣớc cũng nhƣ trong khu vực không ổn định; do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thƣờng và môi trƣờng pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.

1.4.7.2 Tác động của rủi ro tín dụng đến các tổ chức tài chính vi mô

Rủi ro tín dụng sẽ làm ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả về tài chính và tính bền vững trong hoạt động trợ vốn, nó làm thất thoát tài sản, mất dần nguồn vốn và có thể làm gián đoạn hoặc phá sản chƣơng trình hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô nếu rủi ro xảy ra là quá lớn và nguồn vốn bị cạn kiệt.

Rủi ro tín dụng sẽ làm xáo trộn kế hoạch tài chính và tín dụng của tổ chức, dẫn đến công tác quản lý và nhân sự cũng bị thay đổi có thể dẫn đến mất nhân sự nếu rủi ro đó nghiêm trọng và do nhân viên của tổ chức gây nên.

Rủi ro tín dụng làm mất nhiều thời gian và công sức để giải quyết và khắc phục hậu quả, rủi ro tín dụng làm mất uy tín của tổ chức đối với cấp quản lý và đối tác.

Rủi ro tín dụng làm hoạt động trợ vốn cho cộng đồng ngƣời nghèo tại khu vực xảy ra rủi ro đó gánh chịu hậu quả là không đƣợc nhận vốn tái vay kịp thời và liên tục do chờ giải quyết, khắc phục hậu quả.

Rủi ro tín dụng làm cho mục tiêu của tổ chức khó đạt đƣợc nhƣ mong muốn, các cam kết đối với các nhà tài trợ không thực hiện có hiệu quả. Và sứ mệnh của tổ chức cũng không đƣợc hoàn thành.

Xét ở tầm vĩ mô, tác động của rủi ro tín dụng có ảnh hƣởng đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xã hội, là những tác động xấu ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế do có sự mất mát, thất thoát tài sản

1.4.8 Sự cần thiết của việc quản lý rủi ro tín dụng đối với Tổ chức tài chính vi mô Rủi ro tín dụng là rủi ro phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất đối vớí một Tổ chức TCVM. Chỉ một khoản tín dụng vi mô thì không thể gay ra rủi ro đáng kể, vì nó chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng danh mục vốn cho vay. Tuy nhiên, vì hầu hết các khoản tín dụng vi mô đều không đƣợc bảo đảm nên tình trạng nợ quá hạn có thể nhanh chóng lan từ một số ít khoản vay sang một phần lớn trong danh mục cho vay. Tác động lay lan này càng tăng lên bởi các khoản vay tài chính vi mô thƣờng tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. Vì vậy, rất nhiều khách hàng gặp cùng mối đe dọa do các tác nhân bên ngoài, chẳng hạn nhƣ chiến dịch dẹp bỏ những ngƣời bán hàng rong trên phố, cấm bán vé số do dịch covid-19 hay bệnh dịch gia súc v.v... Những yếu tố trên làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của danh mục cho vay. Do đó, việc quản lý rủi ro tín dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động của Tổ chức tài chính vi mô bao gồm phòng ngừa rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro.

1.5 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số nƣớc ( Phan Thị Linh, 2012)

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại tại nƣớc này thƣờng xuất phát từ:

Thứ nhất, dƣ nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trƣờng truyền thống và dựa vào thế chấp, ngƣời bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, nhƣ: cho vay với kỳ vọng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)