Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 25 - 27)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.1. Nhân tố khách quan

Chính sách tín dụng của ngân hàng: Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng đồng thời cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời. Chính sách này bao gồm hạn mức cho vay, lãi suất, kỳ hạn, các khoản vay, hình thức cho vay…Có thể nói chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, chặt chẽ, đồng bộ với mức lãi suất hợp lý... Sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có phương hướng triển khai hoạt động

tín dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng.

Thẩm định hoạt động tín dụng: Thẩm định tín dụng là việc xét một cách toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án hay phương án vay vốn để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Mục đích của việc thẩm định là nhằm giúp ngân hàng rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và rủi ro có thể xảy ra của dự án hay phương án sản xuất kinh doanh để ra quyết định cho vay hay từ chối. Từ việc thẩm định, ngân hàng cũng có thể tham gia góp ý cho chủ đầu tư xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất vay và mức thu nợ phù hợp với năng lực của DN nhằm tạo điều kiện cho DN hoạt động có hiệu quả đảm bảo trả đủ nợ cho ngân hàng.

Kiểm tra kiểm soát sau khi cấp tín dụng: Đây là biện pháp giúp ban lãnh đạo ngân hàng có được thông tin về tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng như của khách hàng. Nếu ngân hàng thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra sau khi cấp tín dụng sẽ nhanh chóng phát hiện sai sót, yếu kém để sửa sai kịp thời, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DN.

Chất lượng cán bộ: Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động. Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và bên vay, là người trực tiếp tiến hành công tác khai thác khách hàng, hướng dẫn khách hàng; thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn, giải ngân, theo dõi kiểm soát sau khi cấp tín dụng và thu nợ. Nếu cán bộ tín dụng không đủ năng lực, phẩm chất thì sẽ không đánh giá chính xác hoặc cố tình cho vay khách hàng DN yếu kém dẫn đến nợ xấu, thậm chí mất nợ. Từ đó làm cho hiệu quả cho vay đối với DN giảm sút. Ngược lại, người cán bộ tín dụng có năng lực, phẩm chất tốt sẽ làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, kể cả việc tư vấn, đồng thời sẽ đánh giá đúng lựa chọn được khách hàng, công trình vay vốn, dự án đầu tư tốt để cho vay, bảo lãnh. Từ đó góp phần mở rộng đi đôi với nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn

sẵn có ở ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các cán bộ tín dụng …), từ khách hàng, từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước (Trung tâm thông tin CIC,…), từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, toà án)… Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng…Để đưa ra những quyết định cho vay hoặc xử lý nợ vay phù hợp.

Công nghệ ngân hàng: Công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật cũng là một yếu tố tác động tới hiệu quả cho vay ngân hàng. Một ngân hàng với các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ tạo điều kiện trong việc đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp cán bộ thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh nhất và chính xác nhất, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Đây là một yếu tố rất thuận lợi để ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.

Kiểm soát nội bộ: Đây là một khâu, một chức năng quan trọng của ngân hàng, là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được các mục tiêu đã định. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)