Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 56 - 60)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh doanh: Hiện tại nền kinh tế và ngành tài chính thế giới đang vật lộn trong quá trình cơ cấu lại và sẽ cần phải có nhiều thời gian để tìm ra được bước đi thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ các nước không cứu vãn được sự sa sút của các ngành sản xuất trực tiếp và để dẫn đến đổ vỡ, phá sản thì thế giới sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, hệ quả của những yếu kém về cơ cấu lây lan mạnh mẽ trong bối cảnh tự do hoá tài chính và thương mại toàn cầu.

Môi trường tài chính - tiền tệ: Đứng trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, NHNN đã có những quyết định quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ

nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ động hạn chế tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo dảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững.

Các tổ chức tín dụng bám sát định hướng hoạt động của ngành, triển khai và thực hiện có hiệu quả chủ trương điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương công cụ lãi suất đúng hướng và linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, góp phần bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát đã thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển vững chắc. Tuy nhiên, hoạt động tiền tệ tín dụng trên địa bàn tăng trưởng với tốc độ chậm, nhiều tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nên cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Các cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, song cho đến nay hệ thống chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà nước vẫn còn bất cập, thiếu đồng bộ và thiếu tính chặt chẽ.

Các DN sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tự vay vốn hạn chế. Tình hình sản xuất kinh doanh của DN gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của DN và khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Chi nhánh sử dụng quy trình chấm điểm tín dụng để đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín dụng DN. Việc xếp hạng tín dụng giúp chi nhánh đưa ra được các chính sách khác nhau, phù hợp với từng nhóm đối tượng DN. Tuy nhiên chi nhánh chỉ dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá và quy trình này được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng là DN. Các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, vì vậy với quy trình chấm điểm đồng nhất các DN như vậy sẽ không thể đánh giá được hết những đặc điểm riêng có của mỗi loại hình DN dẫn tới ảnh hưởng đến chính sách tín dụng với từng loại DN, tác động đến hiệu quả cho vay khách hàng DN.

Chi nhánh chưa xây dựng được một chính sách tín dụng riêng đối với từng loại hình DN. Chính sách lãi suất, bảo đảm tiền vay, phương thức cho vay… đều được áp dụng chung cho mọi đối tượng DN. Trong năm 2017, mặc dù chi nhánh đã đề ra phương án để thực hiện quy trình về thủ tục, trình tự cho vay đối với khách hàng là DN theo đó thì thời gian, thủ tục vay vốn đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Tuy

nhiên quy trình thủ tục tín dụng còn cứng nhắc. Để được vay vốn ngân hàng các DN cần phải có tài sản đảm bảo chủ yếu là cầm cố và thế chấp, còn phương thức đảm bảo bằng tín chấp ít được sử dụng. Những điều này đã gây khó khăn cho DN vay vốn, ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay và làm cho hiệu quả cho vay chưa cao.

Trong quy trình tín dụng đang áp dụng của chi nhánh chưa có sự tách rời độc lập giữa thẩm định và quyết định cho vay, có nghĩa là người cán bộ tiến hành thẩm định cũng đồng thời là người ra quyết định cho vay. Người cán bộ tín dụng khi đã tiến hành thẩm định DN thì khi ra quyết định cho vay sẽ chịu nhiều yếu tố chi phối vì vậy mà quyết định của họ sẽ không đảm bảo được tính khách quan.

Chi nhánh có được thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN chủ yếu lấy từ bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các thông tin này đôi khi không chính xác, đã bị chỉnh sửa cho đẹp để có thể vay vốn ngân hàng. Điều này một phần cũng làm cho ngân hàng bị nhiễu về thông tin của khách hàng, dẫn đến hoạt động cho vay thiếu chính xác ảnh hưởng đến hiệu quả vay.

Chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định không đồng đều mặc dù chi nhánh đã cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thẩm định. Đội ngũ cán bộ thẩm định chưa được phân công chuyên môn hoá trong công tác thẩm định, mà phải dàn trải trong tất cả các khâu, không chuyên sâu vào một mặt cụ thể. Trong ngân hàng, mỗi cán bộ tín dụng sẽ phụ trách một số khách hàng khác nhau. Nhưng do trình độ của các cán bộ không đồng đều dẫn đến tình trạng người quản lý nhiều khách hàng, người quản lý ít hơn.

Trang thiết bị công nghệ của chi nhánh mặc dù đã được cải tiến, nâng cấp nhưng số lượng trang thiết bị vẫn chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng nhân viên. Vì thế một phần ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, điều hành và phân tích khách hàng của chi nhánh. Công tác chăm sóc khách hàng chưa thường xuyên. Thị phần hoạt động bị san xẻ, chênh lệch lãi suất bị thu hẹp, hiệu quả kinh doanh còn thấp.

Trang thiết bị công nghệ của chi nhánh mặc dù đã được cải tiến, nâng cấp nhưng số lượng trang thiết bị vẫn chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng nhân viên. Vì thế một phần ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, điều hành và phân tích khách hàng của chi nhánh. Công tác chăm sóc khách hàng chưa thường xuyên. Thị phần hoạt động bị san xẻ, chênh lệch lãi suất bị thu hẹp, hiệu quả kinh doanh còn thấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu, trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng DN tại Agribank Long An, cụ thể là:

- Sơ lược về sự hình thành và phát triển Agribank Long An.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng DN tại Agribank Long An. - Nêu ra những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh, đồng thời cũng nêu ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh như: Từ môi trường kinh doanh, từ phía khách hàng vay vốn và từ bản thân ngân hàng,…

Những thực trạng trên là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng DN tại Agribank Long An sẽ được đề cập trong Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)