Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 77 - 80)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Khẩn trương áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000

Nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, các NHTM sẽ ngày càng bình đẳng, phải cạnh tranh lẫn nhau, nhất là cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng không có được chứng nhận ISO, sức cạnh tranh kém sẽ chịu nhiều thua thiệt. Thực tiễn đòi hỏi cần phải có mục tiêu, chiến lược phù hợp trong bối cảnh mới, các ngân hàng phải dần hoàn thiện khả năng thích ứng với môi trường mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay đã có một số NHTM đạt ISO 9001:2000: Đông Á, Đầu tư, Công thương... Là NHTM lớn nhất Việt Nam, Agribank cần phải xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000. Trong xu hướng giao dịch hiện nay, nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ có chất lượng, tức nhanh chóng thuận tiện, chính xác và hiện đại mà các yêu cầu này đã được thiết lập và kiểm soát khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, trong nhiều trường hợp đứng trước nhiều ngân hàng, khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng nào có chất lượng cao.

Với hoạt động của hệ thống ngân hàng nước ta như hiện nay, từ các Luật, quy định của Chính phủ, NHNN và các quy trình nghiệp vụ của từng ngân hàng thì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 là không khó và ít chi phí, người quản lý của từng bộ phận nghiệp vụ và nhất là người lãnh đạo cao nhất sẽ nắm và quản lý hết được mọi công việc thông qua phân công nhiệm vụ và sổ tay kiểm soát chất lượng. Trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong hệ thống được quy định rõ ràng

và nâng cao hơn, mọi công việc sẽ được làm đúng ngay từ đầu, rủi ro được hạn chế trong từng giai đoạn, các bộ phận sẽ giám sát, học hỏi lẫn nhau.

Chú trọng chiến lược đầu tư phát triển công nghệ

Ngân hàng cần gia tăng hơn nữa vốn đầu tư cho công nghệ, công nghệ thông tin, mở rộng việc ứng dụng và vận hành hệ thống thanh toán điện tử là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo điều kiện cho các DN sử dụng vốn nhanh chóng. Agribank cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong nước và giữa ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài thì mỗi NHTM cần có chiến lược đầu tư phát triển công nghệ hợp lý, đảm bảo cho khách hàng có thể thực hiện hầu hết các dịch vụ, từ việc tra cứu thông tin, kiểm tra nhật ký tài khoản, đăng ký sử dụng dịch vụ mới, thanh toán và các giao dịch khác liên quan đến thẻ… Công nghệ đó phải đảm bảo: Bảo mật, an toàn và ngăn chặn việc có thể thực hiện truy nhập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu khách hàng.

Thành lập công ty thẩm định giá trị tài sản thế chấp

Việc ngân hàng tự thẩm định và đánh giá tài sản thế chấp là không khách quan, vừa thiệt thòi cho khách hàng, vừa dễ dẫn đến rủi ro do ý muốn chủ quan và dễ xảy ra tiêu cực. Vì vậy, Agribank nên thành lập công ty thẩm định giá độc lập để đánh giá giá trị tài sản thế chấp. Công ty thẩm định giá với khả năng chuyên môn sâu sẽ giúp cho các chi nhánh có thông tin để xác định giá trị tài sản thế chấp một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, đồng thời giúp ngăn ngừa tiêu cực của cán bộ tín dụng nếu có. Mặt khác, công ty thẩm định giá hoàn toàn chịu trách nhiệm với thông tin cung cấp cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng đã chia sẽ rủi ro tín dụng với công ty thẩm định giá.

Chỉnh sửa, hoàn thiện quy trình tín dụng theo hướng tách bạch chức năng của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định

Cần phân chia bộ phận tín dụng thành 2 bộ phận chuyên môn khác nhau:

Bộ phận quan hệ khách hàng: Tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, khởi tạo tín dụng. Trực tiếp nhận

hồ sơ vay vốn, thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất với một khoản vay.

Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (Thẩm định và phê duyệt khoản vay): Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.

Việc cơ cấu lại bộ phận cấp tín dụng như vậy nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Đã tách bạch được bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng rủi ro tiềm tàng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Với cơ cấu tổ chức như thế sẽ tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

Thường xuyên thu thập ý kiến đóng góp của các chi nhánh về mặt nghiệp vụ, ý kiến đóng góp của khách hàng về thủ tục, về các điều kiện vay vốn… Để có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng riêng đối với từng loại hình DN. Có như vậy mới có thể phản ánh được một cách đầy đủ nhất các đặc điểm riêng có của từng loại DN khi tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN. Và đây sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay.

Có quy định riêng đối với cán bộ tín dụng về tiền lương, khen thưởng và kỷ luật

Mặc dù có khá nhiều vụ việc tiêu cực gây tổn thất về tài sản, uy tín và nợ xấu tăng cao trong hoạt động tín dụng tại Agribank, nhưng đến nay Agribank vẫn chưa có một quy định, chế độ xử lý cụ thể đối với cán bộ tín dụng gây ra nợ xấu. Vì vậy, việc ban hành quy định, chế độ xử lý đối với cán bộ cho vay gây ra nợ xấu là một yêu cầu cần thiết hiện nay. Quy định cần cụ thể, chi tiết những hình thức xử lý kỷ luật, bồi thường vật chất… Vừa thể hiện tính nghiêm minh, răn đe đối với cán bộ tín dụng, vừa có chế tài cụ thể để bù đắp phần nào những tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó, cần phải có chế độ lương, khen thưởng giành riêng cho cán bộ tín dụng, chứ không thể cào bằng như bao cán bộ ngân hàng khác, bởi trách nhiệm khi cho vay của cán bộ tín dụng rất nặng nề. Điều này vừa khuyến khích cán bộ tín dụng

làm việc có trách nhiệm, gắn bó với nghề, vừa có thể ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực khi cho vay của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 77 - 80)