Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 63 - 64)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối

Trước khi cho vay

Thứ nhất: Chi nhánh cần xây dựng hệ thống thông tin chung giữa bộ phận QLKH doanh nghiệp và bộ phận QLKH cá nhân để có thể cung cấp các thông tin về các mối quan hệ gia đình, thân cận huyết giúp việc đánh giá khách hàng và nhóm khách hàng một cách hiệu quả. Từ đó, ngân hàng có thể xác định rõ tổng hạn mức và mức độ phụ thuộc lẫn nhau về tài chính giữa các thành viên trong nhóm khách hàng có liên quan.

Thứ hai: Từ kết quả báo cáo của Phòng kế hoạch tài chính về ngành nghề đang có dấu hiệu suy giảm, đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh, Phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp sẽ thận trọng và hạn chế tiếp cận các doanh nghiệp mà chi nhánh không khuyến khích tăng trưởng.

Thứ ba: Đối với cán bộ quản lý khách hàng, ngoài các lớp do HSC đào tạo, đề nghị lãnh đạo khối thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến các qui trình, nghiệp vụ, các văn bản chỉ đạo của HSC để nâng cao trình độ của cán bộ về chuyên môn như đề nghị khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết trước khi cấp tín dụng theo qui định, nâng cao khả năng đánh giá khách hàng, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua thực tế và báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp để bước đầu có thể xem xét nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong cho vay

Thứ nhất: Khi cán bộ quản lý khách hàng đã được đào tạo chuyên môn sẽ có khả năng đánh giá hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng phù hợp. Với tính chuyên nghiệp, nhanh chóng, nắm vững qui trình sẽ đề xuất nhanh chóng để bộ phận Quản lý rủi ro tái thẩm định.

Thứ hai: Để rút ngắn thời gian tái thẩm định nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khi quyết định cho vay thìđòi hỏi cán bộ quản lý rủi ro có thời gian phụ trách công tác quản lý khách hàng doanh nghiệp nhằm hiểu thực tế từng khâu của qui trình cấp tín dụng để có thể vừa đưa ra các điều kiện, kiến nghị một cách hợp lý và đánh giá được mức độ rủi ro khi cấp tín dụng vừa giải quyết nhanh chóng hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Thứ ba: Hiện tại, chi nhánh chưa có bộ phận pháp chế để kiểm tra tính an toàn pháp lý khi soạn thảo các hợp đồng ký kết với khách hàng. Vì vậy, trong thời gian chi nhánh chưa có Tổ pháp chế, đề nghị Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ cho Phòng Quản lý rủi ro tham mưu, hướng dẫn chung các điều khoản về biện pháp đảm bảo tiền vay, nghĩa vụ bảo đảm các khoản vay trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp. Đối với các trường hợp cá biệt khi soạn thảo hợp đồng cần có sự tư vấn của bộ phận Quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng khi tranh chấp phát sinh.

Sau khi cho vay

Thứ nhất: Đối với công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, Phòng QLRR cần có đề xuất với Ban lãnh đạo để cùng phối hợp với bộ phận QLKH doanh nghiệp kiểm tra thực tế các khoản vay có dấu hiệu nghi ngờ, cần phải kiểm soát.

Thứ hai: Phòng Quản trị tín dụng cần có văn bản thông báo các khoản vay sắp đến hạn thanh toán đến bộ phận QLKHDN để cán bộ quản lý khách hàng nhắc nhở, thăm dò khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn. Từ đó, cán bộ dự kiến các phương án cần xử lý khi khách hàng không thanh toán nợ kịp thời.

Ngoài ra, đối với công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Ban lãnh đạo chi nhánh cần lựa chọn các cán bộ đã từng đảm nhiệm công tác qua bộ phận tín dụng phối hợp kiểm tra các hồ sơ tín dụng đã được qua bộ phận QLRR thẩm định nhằm tạo tính khách quan trong qua trình kiểm tra, đánh giá được thực trạng tín dụng. Hạn chế sự trùng lắp của bộ phận QLRR vừa cho vay vừa tự kiểm tra chính khoản vay đã cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)