8. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.6.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả quan trọng trong công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An trong những năm qua, qua quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH Thạnh Hoá cũng nẩy sinh những bất cập cần tiếp tục được tháo gỡ, đó là:
*Về bản thân NHCSXH Thạnh Hóa
Thứ nhất: Vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện, nên việc cho vay còn dàn trải phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Mặt khác, do thời hạn tín dụng còn có những bất cập, chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn, còn áp đặt chủ quan nên cũng làm giảm hiệu quả của đồng vốn.
Thứ hai: Về lãi suất cho vay hiện nay theo quy định của Chính phủ chỉ bằng khoảng 60-70% lãi suất của các NHTM, gây ra tư tưởng trông chờ, ỷ lại của hộ vay. Mặt khác, ngân sách Nhà nước phải cấp bù chênh lệch lãi suất tương đối lớn, gây khó khăn cho ngân sách, về phía NHCSXH cũng không chủ động được về tài chính.
Thứ ba: Các văn bản ủy thác giữa NHCSXH và các tổ chức CTXH còn một số bất cập cần điều chỉnh cho phù hợp, việc phối hợp có lúc, có nơi chưa tốt, chưa chủ động trong công việc dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Thứ tư: Về công tác tổ chức cán bộ cũng còn một số vấn đề cần chấn chỉnh như định biên cán bộ của phòng giao dịch còn ít, phòng giao dịch chỉ có 8 cán bộ làm công tác chuyên môn, mặt khác phải quản lý một số lượng khách hàng lớn nên công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên.
*Về cho vay ủy thác qua các tổ chức hội
Thứ nhất: Tồn tại lớn nhất hiện nay là các tổ chức CTXH chưa bao quát toàn diện các nội dung công việc được ủy thác, mới quan tâm đến việc giải ngân cho vay mà thiếu quan tâm đến những nội dung công việc khác, cụ thể:
+ Một số hội đoàn thể cấp xã chưa làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng; có nơi chủ trương, chính sách tín dụng chưa đến được đầy đủ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Chính vì vậy, còn một số người nhận thức chính
sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ như một khoản cho không, không có ý thức trả nợ hoặc xem nguồn vốn này như là vốn của HĐT cho vay.
+ Việc chỉ đạo của Hội cấp huyện với cấp xã chưa thật sự kỷ cương, bài bản. Khâu kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa được cao; yếu nhất là khâu kiểm tra, giám sát của tổ chức hội đối với người vay sau khi nhận tiền vay, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, việc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm... cho hộ vay sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
+ Trong khâu chỉ đạo thành lập tổ TK&VV, kết nạp tổ viên mới ở nhiều nơi còn chưa đúng quy định. Cán bộ hội thay đổi theo nhiệm kỳ, nhiều khi hoạt động ủy thác bị gián đoạn. Đội ngũ cán bộ hội theo dõi thực hiện chương trình còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn
+ Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức CTXH với tổ TK&VV chưa được rõ ràng, rành mạch; chưa tách bạch được chức năng làm ủy thác của hội với chức năng tác nghiệp của tổ TK&VV; hoạt động của hội và tổ TK&VV chưa độc lập với nhau nên hội chưa làm tốt vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ TK&VV.
Thứ hai: Phí dịch vụ ủy thác có thay đổi nhưng chưa phù hợp do dư nợ có tăng nhưng tỷ lệ chung bị cắt giảm nên mức phí được thụ hưởng của hội cấp xã còn nhỏ trong khi đó lực lượng này là lực lượng tác nghiệp trực tiếp. Mặt khác, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng trong việc sử dụng nguồn phí ủy thác nên thiếu thống nhất trong quá trình thực hiện.
Thứ ba: Sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức CTXH có nơi, có lúc chưa được tốt như: việc cung cấp thông tin về kết quả thực hiện cũng như những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho các tổ chức CTXH chưa được thường xuyên, đặc biệt là số liệu về tình hình nợ quá hạn. Chưa thực hiện tốt chế độ giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức CTXH cùng cấp để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai.
*Về Tổ Tiết kiệm và vay vốn
Thứ nhất: Hiện nay việc củng cố, sắp xếp lại tổ TK&VV được xem là công việc quan trọng và là việc làm thường xuyên, do đã nhận thức quen với cách làm cũ, đã ăn
sâu, bám rễ trong nhận thức của nhiều người nên việc củng cố sắp xếp lại và chuyển đổi hoạt động của tổ theo phương thức mới là việc làm không dễ, ngày một ngày hai mà phải làm lâu dài, từng bước hoàn thiện bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Thứ hai: Việc xác định vị trí, chức năng, địa vị pháp lý của tổ TK&VV chưa đủ rõ. Để hoàn thiện mô hình của NHCSXH, cần có những nghiên cứu sâu hơn về tổ TK&VV vì đây là khâu quan trọng nhất nhưng cũng là khâu còn yếu nhất trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng xã hội ở cấp cơ sở.
Thứ ba: Thiếu sự kết hợp hài hòa giữa việc thành lập tổ TK&VV theo địa bàn thôn, xóm để thuận lợi cho việc giúp đỡ nhau, quản lý vốn vay và trả nợ ngân hàng với việc thành lập tổ TK&VV theo các tổ chức HĐT nhằm thuận tiện cho việc sinh hoạt và lồng ghép các chương trình của hội.
Thứ tư: Trên cơ sở tách bạch chức năng quản lý của các hội với tư cách là người nhận ủy thác, chức năng trực tiếp điều hành hoạt động của tổ TK&VV, các tổ chức hội cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tất cả các công việc của tổ (đây là khâu yếu nhất).