8. Tổng quan các công trình nghiên cứu
3.3.2.1 Xây dựng mô hình phòng giao dịch hoạt động hiệu quả
Xây dựng mạng lưới ở cơ sở hoạt động ngày càng bền vững, đảm bảo chất lượng để thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nâng cao công tác quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng và đánh giá hiệu quả. Theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách tín dụng đối với công tác XĐGN, Giải quyết việc làm, phát triển KTXH hội ở địa phương. Làm cơ sở đánh giá xếp loại thi đua đối với các phòng giao dịch, đối với cán bộ và các tổ chức CTXH tham gia thực hiện uỷ thác cho vay.
Tại phòng giao dịch có: bảng thông báo chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, thông báo lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng, lãi suất huy động vốn, hòm thư góp ý, bảng thông báo mạng lưới điểm giao dịch xã, ngày trực giao dịch, bảng thông báo chương trình công tác hàng tháng cho từng bộ phận nghiệp vụ, từng cán bộ.
Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành của ngân hàng cấp trên; tranh thủ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT, các ngành liên quan để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Định kỳ hàng tuần, tháng, quí tổ chức họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đối với từng bộ phận nghiệp vụ, từng cán bộ, những khó khăn, tồn tại, bàn biện pháp giải quyết; tổ chức bình xét đánh giá xếp loại cán bộ làm cơ sở chi trả tiền lương, tiền thưởng.
Phòng giao dịch thực hiện giải ngân kịp thời chỉ tiêu kế hoạch tín dụng hàng năm, không để nguồn vốn tồn đọng cao; thu nợ đến hạn đạt trên 90% kế hoạch, thu lãi đạt trên 98% kế hoạch; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%; không có nợ vay ké, không để phát
sinh nợ xâm tiêu, chiếm dụng, không có nợ sử dụng sai mục đích, nợ chây ỳ. Chấp hành đúng các quy định về cơ chế tín dụng, quản lý chỉ tiêu kế hoạch, định mức quỹ an toàn chi trả.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế khoán tài chính đến từng bộ phận nghiệp vụ, từng cán bộ; tích cực thực hiện các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, đạt mức chênh lệch thu chi từ 100% trở lên so với kế hoạch NHCSXH tỉnh giao.
Tổ chức thực hiện tốt chương trình tự kiểm tra, kiểm soát hàng năm; phối hợp với hội cấp huyện kiểm tra hoạt động 100% hội cấp xã, 100% số tổ TK&VV; đôn đốc các tổ chức hội uỷ thác cấp xã tổ chức đối chiếu 100% dư nợ hộ vay, kiểm tra sử dụng vốn 100% số hộ vay trong năm. Giải quyết kịp thời, đảm bảo quy trình, chế độ đơn thư khiếu nại, tố cáo; không để đơn thư, khiếu nại tố cáo vượt cấp. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động kế toán, ngân quỹ, tín dụng, kiểm tra kiểm soát, thông tin báo cáo.
Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần lao động sáng tạo, tâm huyết với nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, không có cán bộ vi phạm kỷ luật. Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến cơ chế, chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách cho cán bộ các tổ chức CTXH làm uỷ thác, ban quản lý tổ TK&VV. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động NHCSXH để mọi người hiểu đúng và làm theo cơ chế, chính sách quy định của Chính phủ. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua do Ngân hàng cấp trên phát động và các phong trào do đơn vị phát động.
Mặt dù ủy thác qua các tổ chức CTXH, nhưng phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể thì nguồn vốn cho vay mới mang lại hiệu quả cao. Qua khảo sát những phòng giao dịch có số lượng xã ít thì mỗi cán bộ tín dụng phải thực hiện đi giao dịch xã bình quân 8 đến 10 lần/tháng; đối với những huyện có số lượng xã lớn thì mỗi cán bộ tín dụng phải đi giao dịch xã từ 15 đến 20 lần/tháng như vậy ít có thời gian hơn để tập trung triển khai thực hiện các công việc khác như củng cố tổ TK&VV, kiểm tra, đối chiếu nợ,... Nhằm đảm bảo cho hoạt động của NHCSXH tại phòng giao dịch đạt hiệu quả, đòi hỏi phải thiết lập mạng lưới với định biên phù hợp ở các phòng giao dịch. Mỗi phòng giao dịch cấp huyện phải tăng số cán bộ từ 8-9 người như hiện nay lên 10- 11 người/ huyện, tăng thêm 2 cán bộ tín dụng có
như vậy mỗi cán bộ tín dụng mới có thể chuyển tải hết công việc trong ngày, có như thế chất lượng tín dụng mới được nâng cao.