8. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.5.2. Cơ chế, qui trình thủ tục cho vay các chương trình tín dụng chính sách
sách
* Đối tượng cho vay: Do NHCSXH là ngân hàng chịu sự quản lý của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận nên đối tượng cho vay là những hộ gia đình nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
* Điền kiện vay vốn: NHCSXH xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có đủ các điều kiện sau: Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả; Phải là thành viên tổ TK&VV.
* Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi, chu kỳ kinh doanh, thời gian đi học của hssv, thời gian hợp tác lao động. Có 3 mức như sau:
Ngắn hạn: cho vay tối đa đến 12 tháng. Trung hạn: cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. Dài hạn: cho vay trên 60 tháng.
* Lãi suất và chi phí vay vốn: Thực hiệnchính sáchưuđãi về lãi suất đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, mức lãi suất do Thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất trong phạm vi cả nước. NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Mức lãi suất hiện tại theo bảng 2.4 lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn. Ngoài phải trả lãi vay, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn tại NHCSXH không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác( kể cả hồ sơ vay vốn).
* Mức cho vay: Mức cho vay tối đa đối với từng chương trình do chính phủ quy định; mức cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, điều kiện sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay hiện tại theo bảng 2.4
Bảng 2.4: Mức lãi suất hiện nay cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác:
STT Chương trình cho vay Lãi suất %/năm
Mức cho vay tối đa
1 Hộ nghèo 6,60 100 triệu đồng
2 Hộ cận nghèo 7,92 100 triệu đồng
3 Hộ mới thoát nghèo 8,25 100 triệu đồng
4 Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 6,60 15 triệu đồng/1 HSSV/ 1 năm
5 Giải quyết việc làm 6,60 50 triệu đồng/ 1 lao
động
6 Người lao động đi xuất khẩu lao động 6,60 50 triệu đồng/ 1 lao động
7 Nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn 9,00 10 triệu/ 1 công trình
8 Hộ nghèo về nhà ở 3,00 25 triệu đồng
9 Cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây
dựng cải tạo, sửa chữa nhà để ở 4,80
70% giá trị dự toán xây dựng nhà
10 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 9,00 1 tỷ đồng
11 Sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 9,00 50 triệu đồng 12 Thương nhân hoạt động thương mại tại
vùng khó khăn 9,00 50 triệu đồng
13 Nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng
bằng Sông Cửu Long 3,00 25 triệu đồng
14 Nền nhà trả chậm cụm tuyến dân cư 0 10 triệu đồng
( Nguồn: Ngân hàng CSXH Việt Nam)
Hiện nay lãi suất của Ngân hàng CSXH thấp chỉ bằng 60-70% lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại, lãi suất cao nhất là 9%/năm có 4 chương trình gồm: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn. Lãi suất cho vay thấp nhất là 3%/ năm gồm: Hộ nghèo về nhà ở; Nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặt biệt chương trình cho vay mua nền nhà trả chậm trên cụm tuyến dân cư ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng Sông Cửu
Long có lãi suất cho vay bằng 0%. Đây là đặt điểm khác biệt của Ngân hàng CSXH đối với các Ngân hàng khác.
* Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
- Đối với Phương thức cho vay ủy thác: gồm 08 bước được mô tả theo sơ đồ (1) (7) (6) (8) (2) (3) (5) (4)
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay theo phương thức ủy thác ( Nguồn: Ngân hàng CSXH Việt Nam)
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV. Riêng chương trình cho vay giải quyết việc làm sử dụng (mẫu 01b). Trên giấy đề nghị vay vốn, người vay phải ghi đúng, đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu và có chữ ký của người vay.
Bước 2: Sau khi Tổ nhận giấy đề nghị vay vốn của người vay, Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn, có sự tham gia chỉ đạo tổ chức Hội và sự giám sát của Trưởng thôn; lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn, gồm: Mẫu 01/TD, 03/TD, 10C/TD và mẫu 10A/TD (nếu Tổ thành lập lần đầu) đã được UBND xác nhận.
Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ:
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ. Trình Giám đốc phê duyệt cho vay những hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; Lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã và cùng hộ vay lập Sổ vay vốn (đối với hộ vay lần đầu).
Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội cấp xã.
Hộ vay vốn Tổ TK&VV
UBND cấp xã
NHCSXH
Tổ chức Hội cấp xã
Bước 6: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH (mẫu số 04/TD) từ UBND cấp xã, Tổ chức Hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV và triển khai các công việc có liên quan.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho người vay biết số tiền được vay và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.
- Đối với Phương thức cho vay trực tiếp: gồm 03 bước theo sơ đồ sau đây
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay trực tiếp (Nguồn: Ngân hàng CSXH Việt Nam)
Bước 1. Người vay vốn lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận, sau đó gửi NHCSXH.
Bước 2. Cán bộ được phân công tiếp nhận hồ sơ và trực tiếp thẩm định (tái thẩm định) dự án, phương án. Trường hợp không cho vay, NHCSXH phải lập thông báo mẫu 04/TD gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay.
Bước 3. Các dự án đủ điều kiện cho vay, NHCSXH hướng dẫn người vay lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và Hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của phòng Công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.
Do đặc thù riêng của chương trình “Cho vay giải quyết việc làm” không thực hiện theo quy trình nêu trên mà theo quy trình riêng, cụ thể:
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình cho vay trực tiếp chương trình giải quyết việc làm (Nguồn: Ngân hàng CSXH Việt Nam)
(3) (1) Người vay vốn UBND cấp NHCSXH (2) (1)
Người vay vốn UBND cấp xã
NHCSXH Cơ quan phê duyệt
(2) (3)
(4) (5)
Bước 1: Người vay lập dự án vay vốn M02 (cơ sở SXKD), giấy đề nghị vay vốn M01a (đối với người lao động) hoặc 01b (hộ gia đình) trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận và các giấy tờ liên quanNHCSXH.
Bước 2: Cán bộ tín dụng được phân công, tiếp nhận hồ sơ, trực tiếp thẩm định dự án và trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trình Giám đốc nơi cho vay.
Bước 3: Giám đốc NHCSXH nơi cho vay ký duyệt để trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt cho vay
Bước 4: Khi có Quyết định phê duyệt cấp có thẩm quyền,
Cán bộ NHCSXH hướng dẫn người vay: Lập Biên bản định giá tài sản (Mẫu 10/BĐTV), Hợp đồng thế chấp, cầm cố theo quy định (trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay); Hợp đồng tín dụng trình Giám đốc phê duyệt giải ngân. Riêng đối với hộ gia đình/người lao động, NHCSXH Lập thông báo kết quả phê duyệt (Mẫu 04/TD) gửi người vay.
Bước 5: NHCSXH giải ngân trực tiếp cho người vay tại trụ sở Ngân hàng nơi cho vay hoặc điểm giao dịch xã.
Ưu điểm quy trình cho vay: Qui trình cho vay của Ngân hàng CSXH đang thực hiện là tập hợp sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính quyền cơ sở vào cuộc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của chính phủ, nhăm thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội. Ngân hàng CSXH chỉ là cầu nối truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách của chính phụ đến các đối tượng vay vốn trong các chương trình.
Nhược điểm của quy trình cho vay: cồng kềnh, phụ thuộc nhiều cấp chứ không phải như các ngân hàng thương mại chỉ một mình ngân hàng quyết định cho vay.