8. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Tỉnh Long An
NHCSXH tỉnh Long An được thành lập theo Quyết định số 73/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị thành viên của NHCSXH Việt Nam. Đến cuối năm 2018, chi nhánh đã có hệ thống hoạt động tương đối hoàn chỉnh gồm Hội sở tỉnh và 14 phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, đồng thời thành lập và tổ chức hoạt động tốt 192 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn với 2.803 tổ tiết kiệm và vay vốn.
Mặc dù được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể tỉnh Long An đã quan tâm tới việc giảm nghèo, giải quyết việc làm đã cử đại diện đứng ra thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, vận động nhân dân giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển chậm, cho nên tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh còn cao.
Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, Chi nhánh đã tổ chức nhận bàn giao 03 chương trình: cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên từ ngân hàng Nông nghiệp, Kho bạc Nhà nước và ngân hàng Công thương với dư nợ nhận bàn giao 74 tỷ đồng. Từ 3 chương trình tín dụng tiếp nhận ban đầu, đến nay Chi nhánh đã triển khai thêm 11 chương trình tín dụng chính sách mới. Hiện nay, có 14 chương trình cho vay tín dụng chính sách đang được thực hiện trên địa bàn gồm: Hộ nghèo, Hộ cận nghèo, Hộ mới thoát nghèo, Học sinh sinh viên, Giải quyết việc làm, người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, mua trả chậm nhà ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Hỗ trợ Hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 và 33, Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, Thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Cho ký nhận nợ nền nhà trả chậm cụm tuyến dân cư, cho vay mua thuê mua, xây dựng mới và sửa chữa nhà ở xã hội. Đến 31/12/2018, tổng dư nợ đạt 3.012 tỷ đồng, với 162.798 hộ còn dư nợ, tăng so với thời điểm mới thành lập là 2.938 tỷ đồng (tăng 40 lần), bình quân mỗi hộ dư nợ 18,5 triệu đồng.
- Nhiệm vụ huy động nguồn vốn
Ngay từ khi thành lập Chi nhánh đã quan tâm công tác huy động nguồn vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu về vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
trên địa bàn. Đến cuối năm 2018, nguồn vốn của chi nhánh đạt được 3.017 tỷ đồng, tăng 296 tỷ đồng, tương đương tăng 10,87% so với đầu năm. Nguồn vốn từ TW chiếm 96,32/tổng nguồn vốn, tương đương 2.906 tỷ đồng, tăng 10,18% (269 tỷ đồng) so với đầu năm. Trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất là 574 tỷ đồng, tăng 254 tỷ đồng so đầu năm, đạt 140% kế hoạch tăng trưởng và hoàn thành 100% kế hoạch năm. Nguồn vốn địa phương: 111 tỷ đồng chiếm 3,68%/tổng nguồn vốn, tăng 16 tỷ đồng, trong đó từ các nguồn vốn địa phương khác là 42,316 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh 42 tỷ đồng; Hội LHPN tỉnh 5 tỷ đồng; vốn từ dự án do Sở Nông nghiệp và PTNT 4 tỷ đồng; Ngân sách huyện 17 tỷ đồng, từ vốn cho nhận nợ nền nhà trả chậm cụm tuyến dân cư 43 tỷ đồng).