8. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.5.3. Chất lượng tín dụng các chương trình tín dụng chính sách
Chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn đạt ở mức tương đối thấp, tỷ lệ thu lãi hàng năm đạt ở mức cao. Cụ thể, nợ quá hạn qua các năm không thay đổi nhiều đặc biệt năm 2018 giảm so với các năm trước nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,41% năm 2015 đến 2018 còn 0,34% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ khoanh, nợ xoá luôn ở mức thấp(bảng 2.6). Những năm gần đây, thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và sự vào cuộc của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có việc rà soát đánh giá phân
loại nợ để có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp, kiên quyết thu hồi vốn những hộ thoát nghèo nhưng chây ỳ không chịu trả để tái đầu tư cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo có trong danh sách. Mặt khác việc bình xét cho vay đa số được thực hiện theo đúng qui trình nên tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tương đối ổn định luôn đạt mức dưới 0,5%. Tỷ lệ thu lãi đạt được từ 97% trở lên. Khả năng thu hồi vốn được đảm bảo. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng có nâng lên, hiệu quả tín dụng cao.
Bảng 2.5. Chất lượng tín dụng giai đoạn 2015-2018 tại phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
ĐVT: Triệu đồng, hộ, %
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nợ quá hạn 686 0,41 613 0,37 661 0,40 565 0,34 Nợ khoanh 95 0,06 146 0,09 121 0,07 98 0,06 Nợ xoá 114 0,07 71 0,04 89 0,05 124 0,07 Lãi đã thu 10.395 98,73 12.346 97,69 14.297 99,58 15.426 99,38 Thu Nợ phân kỳ 7.248 25,99 9.875 30,34 12.359 29,96 15.397 30,41 Số hộ sử dụng vốn sai mục đích 218 2,99 257 3,50 281 3,69 264 3,56 Doanh số thu nợ 30.288 18,17 36.572 20,72 44.121 23,44 59.707 28,81
(Nguồn: quyết toán KH tín dụng năm 2015-2018 của NHCSXH huyện Thạnh Hóa)
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 (0,03%) điều này một phần do nguyên nhân chủ quan như: Đối với các món vay trung hạn trên 12 tháng, ngân hàng thực hiện phân kỳ trả nợ để hộ vay trả dần nhưng hộ vay không thực hiện, để dồn nhiều kỳ trả một lần; một số hộ phải đi làm ăn xa nên không trả nợ phân kỳ được đúng hạn, mặt khác do nợ phân kỳ không trả được ngân hàng không chuyển nợ quá hạn mà chuyển vào kỳ kế tiếp nên hộ vay có tâm lý chưa muốn trả do nguồn vốn vay lãi suất thấp. Bên cạnh đó, theo hợp đồng ủy thác thì phí dịch vụ ủy thác được tính trên lãi thực thu nên bên nhận ủy thác chỉ quan tâm đến việc thu lãi mà bỏ qua vấn đề kiểm tra. Mặt khác việc phát sinh nợ quá hạn cũng chỉ dừng lại ở mức độ thông báo
trong các cuộc họp hay trừ vào bớt tiền phí dịch vụ ủy thác được hưởng chứ chưa có qui định rõ các biện pháp chế tài về trách nhiệm cho bên nhận ủy thác như thế nào. Do đó, công tác kiểm tra là khâu rất quan trọng nhưng luôn là khâu yếu trong công tác quản lý vốn ủy thác. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước nên vẫn còn nhiều sinh viên ra trường chưa thể tìm được việc làm ngay. Mặt khác, phần lớn người dân nông thôn sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt nên thường xuyên gặp phải tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Qua 4 năm cho thấy số hộ vay vốn sử dụng vốn sai mục đích tăng từ 2,99% năm 2015 lên 3,56% năm 2018 cho thấy công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay chưa đạt hiệu quả cao. Cán bộ tổ chức CTXH nhận ủy thác tuy chịu trách nhiệm chính trong kiểm tra giám sát, đối chiếu nợ sau cho vay nhưng do phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác và nhân sự thường xuyên thay đổi nên chưa kịp thời trong vấn đề kiểm tra hoạt động của các tổ TK&VV. Nhiều nơi, các HĐT nhận ủy thác còn giao khoán cho tổ trưởng nên vấn đề kiểm tra thường chỉ mang tính hình thức.
Tỷ lệ thu nợ phân kỳ thấp năm 2015 đạt 25,99% nợ phân kỳ đến hạn và qua các năm tỷ lệ thu nợ phân kỳ chỉ đạt 30% nợ phân kỳ đến hạn, đều nay cho thấy công tác đôn đốc thu nợ phân kỳ chưa được quan tâm mặt khác theo qui định của Ngân hàng CSXH khi nợ phân kỳ đến hạn mà khách hàng không trả thì ngân hàng tự động chuyển nợ sang kỳ tiếp theo mà không chuyển nợ quá hạn, dẫn đến nợ tồn đọng cao vào kỳ cuối gây khó khăn cho người vay trong việc trả nợ, phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như gia hạn nợ thậm chí phải chuyển sang nợ quá hạn