Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1974)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại cục quản lý thị trường tỉnh long an (Trang 28)

Hackman và Oldham (1974) đã xây dựng mô hình này nhằm xác định cách thiết kế công việc sao cho người lao động có được động lực làm việc ngay từ bên trong họ cũng như tạo được sự thỏa mãn công việc nói chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nhất. Để xây dựng được thiết kế công việc như thế, theo hai nhà nghiên cứu này, công việc trước hết phải sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau, người nhân viên phải nắm rõ công việc từ đầu đến cuối và phải có tầm quan trọng nhất định. Ba điều này sẽ mạng lại ý nghĩa trong công việc cho người lao động cũng như mang lại sự thú vị cho họ. Kế đến, công việc phải cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định nhằm tạo cho nhân viên cảm nhận được trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Cuối cùng, công việc phải đảm bảo có tính phản hồi từ cấp trên, ghi nhận thành tựu

Nỗ lực Phần

thưởng

của nhân viên cũng như những góp ý, phê bình nhằm giúp nhân viên làm việc tốt hơn ở lần sau. Nó giúp nhân viên biết được kết quả thực sự của công việc mình làm.

-

- Kỹ năng khác nhau

- Hiểu công việc

- Tầm quan trọng

- Quyền quyết định

- Phản hồi

(Nguồn: Hackman và Oldham, 1974)

Hình 2.4 Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham 2.1.2.6. Thang đo SERVQUAL

Parasuraman, Zeithhaml và Berry (Parasuraman & ctg, 1988) đã đưa ra thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL để đo lường chất lượng dịch vụ bằng cách tính toán khác biệt giữa kỳ vọng và cảm nhận của khách hàng. Khách hàng được yêu cầu cho điểm kỳ vọng và cảm nhận của họ theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 7 (hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Khoảng cách giữa kỳ vọng và cảm nhận được tính bằng hiệu số giữa cảm nhận và kỳ vọng, điểm dương chỉ ra dịch vụ được thực hiện tốt hơn những gì khách hàng kỳ vọng, điểm âm chỉ ra dịch vụ có chất lượng kém.

Khía cạnhcông

việccốt lõi Kết quả mang lại cho cá nhân

và công việc Trạng thái tâm lý cần thiết Trải nghiệm sự thú vị trong công việc Trải nghiệm trách nhiệm

đối với công việc

Nhận thức về kết quả đối với công việc

- Động lực làm việc nội tại cao - Hiệu suất công việc cao

- Sự thỏa mãn công việc cao - Nghỉ việc và thôi việc thấp

Nhu cầu phát triển của nhân viên

Trên thực tế, công cụ SERVQUAL đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau, ở những thị trường khác nhau vận dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.

Kết quả kiểm định cho thấy các thành phần chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau ở từng ngành dịch vụ khác nhau, cũng có những thành phần không đạt giá trị phân biệt. Chính vì vậy, khi áp dụng vào nghiên cứu thực tế các ngành dịch vụ, số lượng các nhân tố cấu thành chất lượng có thể ít hoặc nhiều hơn 5 thành phần kể trên. Sự khác nhau đó có thể là do sự tương đương giữa các thành phần hoặc sự khác nhau trong đánh giá của khách hàng qua các mục hỏi trong một thành phần đối với một tổ chức cung cấp dịch vụ (theo Parasuraman & ctg, 1991).

Những yếu tố của chất lượng dịch vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành hay lĩnh vực nghiên cứu (theo Bakabus & Boller, 1992; Cronin & Taylor, 1992).

Parasuraman & ctg (1988) còn cho rằng ở mức độ tổng quát cấu trúc 5 thành phần của SERVQUAL có thể phục vụ được xem như là khung khái niệm có ý nghĩa để tóm tắt những tiêu chuẩn mà khách hàng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ; đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đưa ra chỉ dẫn là:

- Nên dùng SERVQUAL một cách toàn bộ hoặc có thể bổ sung vào

SERVQUAL những mục hỏi chuyên biệt cho từng ngành dịch vụ nghiên cứu nhưng phải tương tự các mục hỏi của SERVQUAL và sắp xếp vào một trong những thành phần của SERVQUAL.

- SERVQUAL có thể bổ sung một cách hiệu quả bằng những nghiên cứu định tính hoặc định lượng để vạch ra những nguyên nhân các khoảng cách được nhận ra bởi SERVQUAL.

Theo mô hình SERVQUAL thì chất lượng dịch vụ được xác định như sau: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận - Giá trị kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng của khách hàng chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố thành phần sau đây: (1) Tin cậy; (2) Đáp ứng; (3) Năng lực phục vụ; (4) Đồng cảm; và (5) Phương tiện hữu hình.

2.1.2.7. Các nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc

Theo Kreitner và Kinicki (2007) và Alam và Kamal (2006) có năm nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng công việc. Thứ nhất là sự đáp ứng về các nhu cầu. Các nhu cầu này không chỉ dừng lại ở các nhu cầu để hoàn thành tốt công việc mà phải bao gồm các nhu cầu cá nhân và gia đình của nhân viên.

Nhân tố thứ hai dẫn đến sự hài lòng công việc đó là mức độ giữa những mong đợi của nhân viên và những gì họ có được từ công ty. Khi mong đợi vượt xa thực tế nhận được, nhân viên sẽ có cảm giác bất mãn. Ngược lại nếu nhân viên nhận được nhiều thứ vượt xa mong đợi của họ thì sẽ dẫn đến sự hài lòng rất cao.

Nguyên nhân thứ ba của sự hài lòng công việc đến từ việc nhận thức của cá nhân về giá trị công việc. Như vậy, một nhân viên sẽ hài lòng khi công việc mang lại cho anh ta một giá trị quan trọng mang tính cá nhân nào đó. Để tăng cường sự hài lòng cho nhân viên, nhà quản lý cần xây dựng môi trường làm việc tốt với chế độ đã ngộ và công nhận sự đóng góp của nhân viên.

Sự công bằng là nhân tố thứ tư dẫn đến sự hài lòng. Nhân viên sẽ so sánh công sức họ bỏ ra và thành tựu họ đạt được với công sức và thành tựu của người khác. Nếu họ cảm thấy mình được đối xử công bằng thì họ sẽ có được sự hài lòng.

Hình 2.5: Mô hình SERVQUAL của Parasuraman

Tin cậy

Đáp ứng

Sự hài lòng của khách hàng Năng lực phục vụ

Phương tiện hữu hình Đồng cảm

Nhân tố di truyền được xem là nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự hài lòng. Nếu như ở bốn nhân tố trên người sử dụng lao động có thể tác động ít nhiều đến chúng thì đối với nhân tố này, họ hầu như không thể tác động được. Do đặc điểm di truyền hay do cá tính của mỗi con người khác nhau mà cùng một năng lực và sự đãi ngộ như nhau nhưng hai người với cá tính khác nhau sẽ có mức độ hài lòng khác nhau.

Từ các học thuyết trên, ta thấy rằng các nhà nghiên cứu khác nhau có cái nhìn khác nhau về các nhân tố mang lại sự hài lòng công việc. Tuy nhiên, qua các học thuyết trên, ta thấy được điểm chung của các tác giả từ các học thuyết này. Tất cả họ đều cho rằng để mang lại sự hài long của nhân viên trong công việc thì nhà quản lý

cần phải mang lại sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của người nhân viên. Đối với Maslow

và Alderfer thì nhu cầu đó là nhu cầu được sống, ăn no mặc ấm, được an toàn, được giao kết bạn bè, được tôn trọng và tự thể hiện mình, v.v. Sự phân chia nhóm và cấp bậc của các nhu cầu của hai ông là khác nhau nhưng các loại nhu cầu là tương đồng nhau.McClelland thì nhắc nhở chúng ta về nhu cầu về thành tựu và quyền lực của con người, những thứ mà nhiều người nỗ lực hết sức để đạt được nó. Herzberg thì đưa ra hai nhóm nhân tố là nhóm loại bỏ sự bất mãn và nhóm mang đến sự hài lòng nhưng mục tiêu cuối cùng cũng là sự hài long nhu cầu của người lao động. Vroom thì lại cho rằng động lực của người lao động phụ thuộc vào nhận thức của họ đối với nỗ lực, kết quả và phần thưởng nhưng cuối cùng thì cái mà người nhân viên quan tâm cũng là phần thưởng có phù hợp với mục tiêu (nhu cầu) của họ hay không. Adam thì nhấn mạnh đến nhu cầu đòi hỏi về sự đối xử công bằng của người quản lý đối với người nhân viên cấp dưới. Còn Hackman và Oldham thì cho rằng nhân viên đòi hỏi công việc của họ cần được thiết kế một cách khoa học hợp lý mới có thể có được sự hài lòng trong công việc.

2.2. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất.

2.2.1. Mô hình nghiên cứu

Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên theo nhiều cách khác nhau và cách phân loại các yếu tố thành phần công việc cũng khác nhau. Cụ thể thang đo mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index) của Smith et al (1969) thiết lập 5 yếu tố trong chỉ số mô tả công việc JDI gồm: (bản chất công việc, cơ hội

đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp và tiền lương). Cách phân loại này phản ánh đầy đủ các khía cạnh công việc và nhân viên tiếp xúc, tuy nhiên theo tác giả nhận thấy yếu tố đồng nghiệp là yếu tố mà nhà quản lý khó tác động. Đối với nghiên cứu của Foreman Facts (Viện quan hệ lao động NewYork, 1946), sự hài lòng của nhân viên bao gồm sự hài lòng về 10 yếu tố như sau: (kỹ thuật khéo léo, sự đồng cảm với các vấn đề cá nhân người lao động, công việc thú vị, được tương tác và chia sẽ trong công việc, an toàn công việc, điều kiện làm việc, lương, được đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện, trung thành cá nhân đối với cấp trên, thăng tiến và phát triển nghề nghiệp). Trong khi đó Vroom cho rằng sự hài lòng là mức độ mà nhân viên có cảm nhận, định hướng tích cực đối với việc làm trong tổ chức (Price 1997). Để tăng hiệu quả trong công việc cần phải có động viên để khơi dậy sự nỗ lực và từ đó làm tăng hiệu quả công việc. F.Herzberg, thì cho rằng yếu tố “tiêu biểu mang lại sự thỏa mãn công việc” có yếu tố gồm: (thành đạt sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, cơ hội phát triển). Tại Việt Nam, Trần Kim Dung (2005) đã áp dụng thang đo chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index) của Smith et al (1969) với 5 yếu tố, đồng thời đề xuất bổ sung thêm 02 yếu tố: phúc lợi và điều kiện làm việc. Sau khi kiểm định, còn lại 4 yếu tố làm nhân viên tại Việt Nam hài lòng: tiền lương; đồng nghiệp; lãnh đạo và cơ hội thăng tiến (thông qua nghiên cứu tại Công ty cổ phần giấy Tân Mai). Từ những cơ sở trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất. Các giả thuyết:

H1: Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tốt làm tăng sự hài lòng của nhân viên. H2: Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhân viên, làm tăng sự hài lòng nhân viên.

H3: Cấp trên giỏi, quan tâm tận tình giúp đỡ nhân viên, công bằng trong đối xử làm tăng sự hài lòng nhân viên.

H4: Đồng nghiệp thân thiện, chia sẻ, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc làm tăng hài lòng nhân viên.

H5: Điều kiện làm việc tốt sẽ làm tăng sự hài lòng.

H6: Cơ hội thăng tiến tốt làm tăng động lực phấn đấu, tăng sự hài lòng nhân viên. H7: Khen thưởng kịp thời tăng sự hài lòng của nhân viên.

Từ cơ sở các học thuyết và các nghiên cứu liên quan, đề tài nghiên cứu này tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là sự hài lòng của nhân viên, còn biến độc lập là các biến sau:

Chính sách tiền lương và Phúc lợi

(H1) (H1) Công tác đào tạo

(H2)

Môi trường làm việc (H5) Quan hệ cấp trên (H3) Quan hệ đồng nghiệp (H4) SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN

Cơ hội thăng tiến (H6) Khen thưởng thành tích (H7) Đặc điểm cá nhân: - Giới tính - Tuổi

+ Chính sách tiền lương và chế độ phúc lợi + Đào tạo

+ Cấp trên + Đồng nghiệp

+ Môi trường làm việc + Cơ hội thăng tiến + Khen thưởng thành tích

Sáu biến độc lập đầu tiên được lấy từ chỉ số mô tả công việc JDI mặc dù tên gọi không giống hoàn toàn nhưng nội dung khá tương đồng. Việc đặt tên lại cho các nhân tố (biến) này dựa trên khả năng bao quát nội dung của nó. Riêng hai biến độc lập sau được thêm vào trên cơ sở xem xét tình hình cụ thể của nhân viên ở Việt Nam cũng như một số các nghiên cứu có liên quan đề cập đến sự ảnh hưởng của điều kiện làm việc và phúc lợi của công ty lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên Việt Nam. Các nhân tố hay biến được lấy từ chỉ số JDI và các nghiên cứu trước đây, nhưng nội dung của các nhân tố này cũng như những khía cạnh (chỉ số) nào cấu thành nên nó sẽ được xem xét dựa trên các định nghĩa của chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các biến quan sát dưới dạng các câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài này.

2.2.2. Định nghĩa các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố này tác động đến sự hài lòng của nhân viên tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An hài lòng của nhân viên tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An

2.2.2.1. Chính sách tiền lương và chế độ phúc lợi

Là khoản có giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà cá nhân làm tại Cục quản lý thị trường và các đơn vị trực thuộc có được, sẽ bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản trợ cấp (nếu có), các loại thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng (nếu có) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại, có thể là những buổi sinh hoạt, tư vấn kỹ năng, những buổi giao lưu mà Cục quản lý thị trường bỏ chi phí để đem đến giá trị tinh thần cho người lao động. Tiền lương cần thiết cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ, các mức lương khác nhau cũng thể hiện vị trí và vai trò của cá nhân trong Cục quản lý thị trường và các đơn vị trực thuộc. Ngoài tiền lương thì chính sách phúc lợi như ốm đau, cưới xin, ma chay, tham quan du lịch….những chế độ này đều được thể hiện trong

bản thỏa ước lao động tập thể. Nhân tố này đã được tác giả Hoàng Văn Vĩnh – Trường Đại học Bình Dương năm 2015 đề cập khi nghiên cứu về Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại các chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.

Phúc lợi: Theo Trần Kim Dung (2003) phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; hưu trí; nghỉ phép, lễ; ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ; trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn; quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên. Đối với Nguyễn Hữu Thân (2001) phúc lợi bao gồm hai phần chính: phúc lợi theo pháp luật quy định và phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng một phần nhằm kích thích động viên nhân viên làm việc, và một phần nhằm duy trì và lôi cuốn người có tài về làm việc cho công ty. Phúc lợi tự nguyện là các chương trình bảo hiểm y tế, chương trình bảo hiểm sức khỏe, các loại dịch vụ, các chương trình trả tiền trợ cấp độc hại – nguy hiểm và các khoản trợ cấp khác như trợ cấp thành lập các trung tâm chăm sóc trẻ em lúc ba mẹ chúng làm việc hay chương trình chẩn đoán và chữa trị huyết áp công. Mỗi công ty có nhiều sáng kiến về các loại trợ cấp khác nhau nhưng tất cả đều có một mục đích chung là khuyến khích nhân viên làm việc, an tâm công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại cục quản lý thị trường tỉnh long an (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)