Năm 2018 là năm ghi dấu ấn đặc biệt quan trọng trong lịch sử 61 năm xây dựng và phát triển của lực lượng của QLTT. Sự kiện ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg. Cơ quan QLTT được tổ chức theo ngành dọc, tập trung thống nhất, từng bước tiến lên chính quy, hiện đại.
Theo đó, bộ máy Tổng cục ở Trung ương được tổ chức tinh gọn trên cơ sở nâng cấp, kiện toàn từ Cục QLTT thuộc Bộ Công Thương, gồm 6 đơn vị là Văn phòng Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách - Pháp chế, Vụ Thanh tra - Kiểm tra và Cục Nghiệp vụ QLTT. Tại địa phương, thành lập Cục QLTT cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục, có Đội QLTT cấp huyện trực thuộc Cục QLTT cấp tỉnh thay cho mô hình Chi cục trực thuộc Sở Công Thương. 3.1.1. Vị trí và chức năng của lực lượng quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An (sau đây gọi tắt là Cục) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cục có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Cục có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật; được mở các tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước; được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Cục Quản lý thị trường Long An - Tham mưu đối với cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường - Tham mưu đối với cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường
Xây dựng và trình Tổng cục trưởng kế hoạch, chủ trương, biện pháp, dự án cần thiết để thực hiện chính sách về tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường thuộc địa bàn quản lý;
Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường;
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác quản lý thị trường trên địa bàn được phân công;
Theo dõi, tổng hợp, dự báo diễn biến tình hình thị trường, đối tượng, quy luật, phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn phụ trách; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra xây dựng, trình Tổng cục trưởng phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ; xây dựng các kế hoạch kiểm tra chuyên đề trên địa bàn phụ trách theo quy định.
- Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường; kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn được phân công theo quy định pháp luật; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật;
Triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, kế hoạch kiểm tra chuyên đề theo quy định;
Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn phụ trách.
- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn được phân công.
- Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường địa phương:
Xây dựng kế hoạch và đề xuất về tổ chức, biên chế, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc của lực lượng quản lý thị trường phụ trách;
Xây dựng và trình Tổng cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc theo quy định pháp luật và theo phân cấp của Tổng cục trưởng;
Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động (nếu có) theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý;
Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức thuộc Cục;
Tổ chức thực hiện các quy định về công tác tổ chức cán bộ, chế độ trang phục, số hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu, cờ hiệu, biển hiệu, ấn chỉ và Thẻ kiểm tra thị trường;
Kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường trực thuộc và hoạt động công vụ của công chức Cục;
Phối hợp với Văn phòng Tổng cục xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng quản lý thị trường.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
- Phối hợp với Văn phòng Tổng cục thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục.
- Quản lý công chức, người lao động (nếu có) và tài chính, tài sản được cấp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp.
- Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại trong tổ chức và hoạt động Cục.
- Tham gia các Ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành, đoàn kiểm tra liên ngành do địa phương hoặc cấp có thẩm quyền thành lập.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giao.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường Long An
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Cục QLTT Long An Cục Quản lý thị trườngLong An Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Thanh tra - Pháp chế. Các Đội QLTT
- Lãnh đạo Cục
Cục trưởng và các Phó cục trưởng;
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương sau khi hiệp y, tham khảo ý kiến với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai.
- Các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổ chức - Hành chính;
Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp; Phòng Thanh tra - Pháp chế.
Phòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (nếu có).
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng. Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp.
Đối với chức danh Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải có văn bản thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ.
3.1.3 Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Cục QLTT Long An 3.1.3.1 Tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh 3.1.3.1 Tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh
Tình hình thị trường hàng hóa, giá cả trên địa bàn tỉnh ổn định, lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, khan hiếm giả tạo để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường. Giá bản lẻ xăng, dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, giảm theo giá dầu trên thị trường thế giới. Vào thời điểm tết Nguyên đán kỷ hợi năm 2019 nên lượng hàng hóa từ các tỉnh, thành phố cung cấp về địa phương tăng cả về số lượng, chủng loại và mẫu mã; giá cả các mặt hàng nhìn chung tăng nhẹ như nhóm hàng ăn uống, hàng may mặc, giày, dép, nhóm hàng đồ dùng và dịch vụ do nhu cầu mua sắm, vui chơi dịp Tết tăng cao. Sau Tết, tình hình giá cả, số lượng hàng hóa trở lại bình thường.
Trong năm, các ngành và doanh nghiệp triển khai chương trình bình ổn giá thị trường năm 2019, chương trình giảm giá, bán hàng kèm tặng quà, đưa hàng Việt về nông thôn, bán hàng lưu động tại các khu, cụm công nghiệp… góp phần bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa.
3.1.3.2 Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
Tình hình buôn lậu trên địa bàn vẫn diễn ra với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là thời điểm giáp tết Nguyên đán năm 2019 nên các đối tượng buôn lậu tập trung vận chuyển hàng hóa từ địa bàn các huyện có tuyến biên giới giáp ranh như huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường về tiêu thụ trong thị trường nội địa. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là thuốc lá điếu, đường cát và nước giải khát do giá cả chênh lệch giữa Campuchia và Việt Nam nên tình hình buôn lậu mặt hàng trên diễn ra thường xuyên. Các mặt hàng khác như rượu, gỗ, mỹ phẩm, bánh kẹo, đồ điện tử, quần áo, mỹ phẩm… nhập lậu với số lượng không nhiều.
Hàng hóa nhập lậu được các đối tượng buôn lậu ngụy trang trong phương tiện vận tải, dùng xe mô tô, ô tô, xuồng máy có phân phối lớn để vận chuyển hàng hóa… Đối tượng buôn lậu luôn cho người theo dõi lực lượng kiểm tra nên công tác chống buôn lậu không đạt được hiệu quả cao.
Hoạt động gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Những hành vi gian lận thương mại chủ yếu như về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, ghi nhãn hàng hóa, về đo lường (đối với xăng dầu), chất lượng hàng hóa (nhiều nhất là phân bón vô cơ, xăng dầu không đạt chất lượng); một số doanh nghiệp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài tiêu thụ nguyên liệu may mặc nhập khẩu (vải, chỉ sợi…) trái phép trên thị trường Việt Nam.
3.1.3.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác ngành:
Thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh của lực lượng QLTT tỉnh Long An kết quả như sau:
Bảng.3.1 Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm.
Tổng hợp kết quả
Năm 2016 Chênh lệch Năm 2017 Chênh lệch Năm 2018 Tổng số vụ kiểm tra: 1.233 + 260 1.493 +520 2.013 Số vụ vi phạm: 668 + 263 931 +43 974 Hàng cấm: 204 + 70 274 +15 289 Nhập lậu: 31 -13 18 +9 27 Gian lận thương mại: 49 +151 200 +74 274 Hàng giả, sở hữu trí tuệ 6 +16 22 +2 24 Về kinh doanh: 300 +7 307 -37 270
Về vệ sinh ATTP 78 +32 110 -19 91 Số thu nộp ngân sách: 9.145trđ +194,3trđ 9.339,3trđ -257,3trđ 9.082trđ Thuốc lá ngoại: 176.966 bao +20.661 bao 197.627 bao -69.901 bao 127.726 bao Đường cát nhập lậu 124.900kg -107.100kg 17.800kg +10.570kgd 28.370kg
3.2. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THANG ĐO NHÁP THẢO LUẬN NHÓM, CHUYÊN GIA (n=12) ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO HOÀN CHỈNH KIỂM TRA HỆ SỐ CRONBACH ALPHA
THỐNG KÊ MÔ TẢ EFA
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
(n=149)
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỂ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trên cơ sở lý thuyết được đề cập trong Chương 1, một thang đo nháp được xây dựng. Thang đo này là các thang đo đã từng được nhiều tác giả trước đây áp dụng ( Hoàng Văn Vĩnh, năm 2015). Do vậy, việc áp dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm mục tiêu hiệu chỉnh các thang đo về các yếu tố của sự thỏa mãn công việc. Với thang đo nháp đã được xây dựng sẵn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận vừa để khám phá các yếu tố mới, vừa để khẳng định lại các yếu tố trong thang đo lường.
Trước tiên, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử các đối tượng trong nhóm bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem xét các yếu tố nào của sự thỏa mãn công việc được quan tâm nhất. Nhóm thảo luận gồm 12 người tại 3 Đội Quản lý thị trường đảm nhận các địa bàn là Đội Quản lý thị trường số 3 phụ trách địa bàn Thành phố Tân An, Châu Thành; Đội Quản lý thị trường số 8 phụ trách toàn tỉnh Long An; Đội Quản lý thị trường số 4 phụ trách Bến Lức, Thủ Thừa; bao gồm các vị trí Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Kiểm soát viên.
Sau đó, tác giả đề nghị từng cá nhân của nhóm thảo luận xem xét, đánh giá mức độ quan tâm và các nhận định của họ đối với từng yếu tố của thang đo nháp. Cuối cùng tác giả tập hợp tất cả các yếu tố mà mỗi cá nhân quan tâm cùng với các yếu tố sẵn trong thang đo và yêu cầu sự sắp xếp, đánh giá mức độ quan tâm, chú trọng của nhóm thảo luận theo mức độ quan trọng từ yếu tố quan tâm nhất, cho đến các yếu tố ít quan trọng hơn ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên. Kết quả của bước này là một thang đo chính thức được hình thành sau khi hoàn tất việc bổ sung, điều chỉnh thang đo nháp.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.2.1.Thiết kế mẫu