Phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại cục quản lý thị trường tỉnh long an (Trang 48)

Trên cơ sở lý thuyết được đề cập trong Chương 1, một thang đo nháp được xây dựng. Thang đo này là các thang đo đã từng được nhiều tác giả trước đây áp dụng ( Hoàng Văn Vĩnh, năm 2015). Do vậy, việc áp dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm mục tiêu hiệu chỉnh các thang đo về các yếu tố của sự thỏa mãn công việc. Với thang đo nháp đã được xây dựng sẵn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận vừa để khám phá các yếu tố mới, vừa để khẳng định lại các yếu tố trong thang đo lường.

Trước tiên, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử các đối tượng trong nhóm bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem xét các yếu tố nào của sự thỏa mãn công việc được quan tâm nhất. Nhóm thảo luận gồm 12 người tại 3 Đội Quản lý thị trường đảm nhận các địa bàn là Đội Quản lý thị trường số 3 phụ trách địa bàn Thành phố Tân An, Châu Thành; Đội Quản lý thị trường số 8 phụ trách toàn tỉnh Long An; Đội Quản lý thị trường số 4 phụ trách Bến Lức, Thủ Thừa; bao gồm các vị trí Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Kiểm soát viên.

Sau đó, tác giả đề nghị từng cá nhân của nhóm thảo luận xem xét, đánh giá mức độ quan tâm và các nhận định của họ đối với từng yếu tố của thang đo nháp. Cuối cùng tác giả tập hợp tất cả các yếu tố mà mỗi cá nhân quan tâm cùng với các yếu tố sẵn trong thang đo và yêu cầu sự sắp xếp, đánh giá mức độ quan tâm, chú trọng của nhóm thảo luận theo mức độ quan trọng từ yếu tố quan tâm nhất, cho đến các yếu tố ít quan trọng hơn ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên. Kết quả của bước này là một thang đo chính thức được hình thành sau khi hoàn tất việc bổ sung, điều chỉnh thang đo nháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại cục quản lý thị trường tỉnh long an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)