3.1.3.1 Tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh
Tình hình thị trường hàng hóa, giá cả trên địa bàn tỉnh ổn định, lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, khan hiếm giả tạo để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường. Giá bản lẻ xăng, dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng, giảm theo giá dầu trên thị trường thế giới. Vào thời điểm tết Nguyên đán kỷ hợi năm 2019 nên lượng hàng hóa từ các tỉnh, thành phố cung cấp về địa phương tăng cả về số lượng, chủng loại và mẫu mã; giá cả các mặt hàng nhìn chung tăng nhẹ như nhóm hàng ăn uống, hàng may mặc, giày, dép, nhóm hàng đồ dùng và dịch vụ do nhu cầu mua sắm, vui chơi dịp Tết tăng cao. Sau Tết, tình hình giá cả, số lượng hàng hóa trở lại bình thường.
Trong năm, các ngành và doanh nghiệp triển khai chương trình bình ổn giá thị trường năm 2019, chương trình giảm giá, bán hàng kèm tặng quà, đưa hàng Việt về nông thôn, bán hàng lưu động tại các khu, cụm công nghiệp… góp phần bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa.
3.1.3.2 Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
Tình hình buôn lậu trên địa bàn vẫn diễn ra với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là thời điểm giáp tết Nguyên đán năm 2019 nên các đối tượng buôn lậu tập trung vận chuyển hàng hóa từ địa bàn các huyện có tuyến biên giới giáp ranh như huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường về tiêu thụ trong thị trường nội địa. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là thuốc lá điếu, đường cát và nước giải khát do giá cả chênh lệch giữa Campuchia và Việt Nam nên tình hình buôn lậu mặt hàng trên diễn ra thường xuyên. Các mặt hàng khác như rượu, gỗ, mỹ phẩm, bánh kẹo, đồ điện tử, quần áo, mỹ phẩm… nhập lậu với số lượng không nhiều.
Hàng hóa nhập lậu được các đối tượng buôn lậu ngụy trang trong phương tiện vận tải, dùng xe mô tô, ô tô, xuồng máy có phân phối lớn để vận chuyển hàng hóa… Đối tượng buôn lậu luôn cho người theo dõi lực lượng kiểm tra nên công tác chống buôn lậu không đạt được hiệu quả cao.
Hoạt động gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Những hành vi gian lận thương mại chủ yếu như về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, ghi nhãn hàng hóa, về đo lường (đối với xăng dầu), chất lượng hàng hóa (nhiều nhất là phân bón vô cơ, xăng dầu không đạt chất lượng); một số doanh nghiệp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài tiêu thụ nguyên liệu may mặc nhập khẩu (vải, chỉ sợi…) trái phép trên thị trường Việt Nam.
3.1.3.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác ngành:
Thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh của lực lượng QLTT tỉnh Long An kết quả như sau:
Bảng.3.1 Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm.
Tổng hợp kết quả
Năm 2016 Chênh lệch Năm 2017 Chênh lệch Năm 2018 Tổng số vụ kiểm tra: 1.233 + 260 1.493 +520 2.013 Số vụ vi phạm: 668 + 263 931 +43 974 Hàng cấm: 204 + 70 274 +15 289 Nhập lậu: 31 -13 18 +9 27 Gian lận thương mại: 49 +151 200 +74 274 Hàng giả, sở hữu trí tuệ 6 +16 22 +2 24 Về kinh doanh: 300 +7 307 -37 270
Về vệ sinh ATTP 78 +32 110 -19 91 Số thu nộp ngân sách: 9.145trđ +194,3trđ 9.339,3trđ -257,3trđ 9.082trđ Thuốc lá ngoại: 176.966 bao +20.661 bao 197.627 bao -69.901 bao 127.726 bao Đường cát nhập lậu 124.900kg -107.100kg 17.800kg +10.570kgd 28.370kg
3.2. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THANG ĐO NHÁP THẢO LUẬN NHÓM, CHUYÊN GIA (n=12) ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO HOÀN CHỈNH KIỂM TRA HỆ SỐ CRONBACH ALPHA
THỐNG KÊ MÔ TẢ EFA
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
(n=149)
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỂ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trên cơ sở lý thuyết được đề cập trong Chương 1, một thang đo nháp được xây dựng. Thang đo này là các thang đo đã từng được nhiều tác giả trước đây áp dụng ( Hoàng Văn Vĩnh, năm 2015). Do vậy, việc áp dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm mục tiêu hiệu chỉnh các thang đo về các yếu tố của sự thỏa mãn công việc. Với thang đo nháp đã được xây dựng sẵn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận vừa để khám phá các yếu tố mới, vừa để khẳng định lại các yếu tố trong thang đo lường.
Trước tiên, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử các đối tượng trong nhóm bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem xét các yếu tố nào của sự thỏa mãn công việc được quan tâm nhất. Nhóm thảo luận gồm 12 người tại 3 Đội Quản lý thị trường đảm nhận các địa bàn là Đội Quản lý thị trường số 3 phụ trách địa bàn Thành phố Tân An, Châu Thành; Đội Quản lý thị trường số 8 phụ trách toàn tỉnh Long An; Đội Quản lý thị trường số 4 phụ trách Bến Lức, Thủ Thừa; bao gồm các vị trí Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Kiểm soát viên.
Sau đó, tác giả đề nghị từng cá nhân của nhóm thảo luận xem xét, đánh giá mức độ quan tâm và các nhận định của họ đối với từng yếu tố của thang đo nháp. Cuối cùng tác giả tập hợp tất cả các yếu tố mà mỗi cá nhân quan tâm cùng với các yếu tố sẵn trong thang đo và yêu cầu sự sắp xếp, đánh giá mức độ quan tâm, chú trọng của nhóm thảo luận theo mức độ quan trọng từ yếu tố quan tâm nhất, cho đến các yếu tố ít quan trọng hơn ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên. Kết quả của bước này là một thang đo chính thức được hình thành sau khi hoàn tất việc bổ sung, điều chỉnh thang đo nháp.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.2.1.Thiết kế mẫu 3.3.2.1.Thiết kế mẫu
Việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên bảng câu hỏi được hoàn tất. Đối tượng được khảo sát là nhân viên đang làm việc và đã về hưu tại Cục quản lý thị trường. Về độ tuổi, mẫu khảo sát phải đảm bảo điều kiện từ 22 tuổi và trên 45 tuổi. Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát. Về việc
chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi qui bội là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu này, do vậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA tốt, số mẫu nghiên cứu cần đạt ít nhất là 5 mẫu tương ứng với một biến quan sát (Hair, 1998). Mô hình nghiên cứu của đề tài có 47 biến quan sát, vì thế kích thước mẫu cần thiết để kiểm định mô hình là n= 47* 5 = 235. Do Cục quản lý thị trường có tổng lao động là 150 lao động, nên 150 bảng câu hỏi được gửi đi phỏng vấn tại Cục Quản lý thị trường Long An chiếm 100% lao động. 3.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
Để có đủ số lượng phiếu khảo sát trong thời gian tương đối ngắn, tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện dựa trên số lượng thực tế cán bộ nhân viện của Cục Quản lý thị trường Long An đang làm việc và đã về hưu.
Bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho từng nhân viên của Quản lý thị trường trả lời đánh vào, được khuyến khích đánh giá thẳng thắn những cảm nhận của mình về sự hài lòng của mình đối với công việc của mình tại Cục Quản lý thị trường Long An trong bảng câu hỏi khảo sát.
3.3.2.2. Thang đo và mã hóa thang đo:
Để kiểm định mô hình, thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 bậc được sử dụng theo mức độ bậc 1 tương ứng là hoàn toàn đồng ý và bậc 5 tương ứng là hoàn toàn không đồng ý.
Kết quả thang đo được mã hóa như sau:
Bảng 3.2 Thang đo và mã hóa thang đo
PHÁT BIỂU
Mã hóa thang
đo
I. Chính sách tiền lương và chế độ phúc lợi cstl
1. Tôi được trả lương xứng đáng với công việc của tôi cstl1
2. Chi cục có chính sách tiền lương rõ ràng dựa trên kết quả công việc cstl2
3. Chính sách BHXH, BHYT, chế độ cho người lao động rõ ràng cstl3
4. Mức lương ngang bằng các đơn vị khác cstl4
5. Tôi hài lòng với các khoản trợ cấp của tôi tại đơn vị cstl5
II. Công tác đào tạo chdt
7. Tôi được tham gia các khóa đào tạo hằng năm của Cục chdt2
8. Chi cục có chính sách đào tạo rõ ràng chdt3
9. Kiến thức của tôi được nâng lên sau các khóa đào tạo chdt4
10. Công tác đào tạo đáp ứng được nhu cầu công việc chdt5
11. Cục có chính sách trọng dụng người tài chdt6
III. Quan hệ với cấp trên ct
12. Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên ct1
13. Cấp trên luôn giúp nhân viên ct2
14. Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của nhân viên ct3
15. Tôi nhận được sự phản hồi, góp ý từ nhà quản lý trực tiếp của tôi ct4
16. Tôi luôn được sự ủy quyền của cấp trên ct5
17. Cấp trên giỏi chuyên môn, ct6
18. Cấp trên giỏi kỹ năng mềm ct7
IV. Quan hệ với đồng nghiệp dn
19. Đồng nghiệp rất thân thiện dn1
20. Đồng nghiệp giỏi chuyên môn dn2
21. Sự tận tâm trong công việc của đồng nghiệp dn3
22. Đồng nghiệp sẳn sàng chia sẻ khó khăn trong công việc dn4
23. Đồng nghiệp tích cực thi đua làm việc dn5
V. Môi trường làm việc mtlv
24. Tôi cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi đến cơ quan làm việc mtlv1
25. Thời gian làm việc không gây căng thẳng mtlv2
26. Quá trình trao đổi, cung cấp thông tin nội bộ rất tốt mtlv3
27. Nơi tôi làm việc sạch sẽ và tiện nghi, an toàn mtlv4
28. Công cụ, dụng cụ làm việc đầy đủ, hiện đại mtlv5
29. Mọi người tôn trọng nhau trong quá trình làm việc mtlv6
30. Đoàn thể thường tổ chức sinh hoạt ngoại khóa mtlv7
VI. Cơ hội thăng tiến chtt
31. Tôi được giao những công việc mang tính thách thức chtt1
32. Cục có quy chế quy hoạch, bổ nhiệm rõ ràng chtt2
33. Cục luôn tạo các điều kiện cần thiết để phát triển nghề nghiệp chtt3
34. Quy mô Chi cục ngày càng mở rộng chtt4
35. Tôi có cơ hội, điều kiện để thăng tiến chtt5
36. Cục có chính sách đề bạt, bổ nhiệm linh hoạt, luôn tạo cơ hội cho mọi người chtt6 37. Nhà quản lý luôn quan tâm đến người có năng lực chtt7
VII. Khen thưởng thành tích kttt
39. Tôi luôn được khuyến khích và động viên trong công việc kttt2
40. Khi tôi làm được việc tốt các nhà quản lý kịp thời đánh giá, công nhận hoặc khen thưởng kttt3 41. Tôi được thưởng xứng đáng với những đóng góp của tôi kttt4
42. Cục có chính sách khen thưởng rõ ràng và hiệu quả kttt5
VIII. Sự thỏa mãn chung tmcv
43. Tôi hài lòng với công việc tại Cục quản lý thị trường Long An tmcv1
44. Tôi sẵn lòng giới thiệu với mọi người về Cục quản lý thị trường Long An như một nơi làm việc tốt tmcv2 45. Tôi tự hào giới thiệu với mọi người về Cục quản lý thị trường Long An tmcv3
46. Tôi muốn cống hiến hơn nữa cho Cục quản lý thị trường Long An tmcv4
47. Tôi sẳn sàng ở lại làm việc lâu dài cho Cục quản lý thị trường Long An tmcv5
Nguồn (Tác giả:tham khảo, tổng hợp, thiết kế)
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và dùng phần mềm SPSS 23.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý dữ liệu đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu với các kỹ thuật thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích tương quan và phân tích hồi quy, kiểm định T-test, Anova.
3.4.1 Lập bảng thống kê tần số: để mô tả mẫu thu thập theo giới tính, tuổi, thời gian công tác. thời gian công tác.
3.4.2 Phân tích độ tin cậy (Hệ số Cronbach’s Alpha)
Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 23.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó:
- Phân tích Cronbach alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì hệ số Cronbach Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (> 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Vì vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi
nó biến thiên trong khoảng [0.75-0.95]. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy.
- Bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation), do hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).
Để mô hình EFA đảm bảo tin cậy, tác giả tiến hành thực hiện các kiểm định như sau:
- Kiểm định tính thích hợp của EFA: sử dụng hệ số KMO (Kaiser-Meyor- Olkin) để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố EFA. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện (0,5 < KMO < 1) thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, trang 31 năm 2008, NXB Hồng Đức).
3.4.4 Phân tích tương quan
Kiểm định hệ số tương quan nhằm kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì nghiên cứu sẽ lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.
Theo ma trận tương quan, tất cả các hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều có mức ý nghĩa 1% (Sig của các biến đều nhỏ hơn 0,01). Như vậy, các biến độc lập có thể sử dụng để phân tích hồi quy, đánh giá mức độ giải thích của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
3.4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phân tích hồi quy tuyến tính bội là phương pháp dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập.
Mô hình có dạng như sau: Yi= ß0 + ß1X1i+ ß2X2i + … + ßpXpi + ei
Trong đó: Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i; các hệ số ßp được gọi là hệ số hồi quy riêng phần (partial regresstion coefficients); thành phần ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Để mô hình hồi quy đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả, tác giả tiến hành các bước kiểm định chính như sau:
Bước 1. Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (biến độc