Kiểm định hệ số tương quan nhằm kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì nghiên cứu sẽ lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.
Theo ma trận tương quan, tất cả các hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều có mức ý nghĩa 1% (Sig của các biến đều nhỏ hơn 0,01). Như vậy, các biến độc lập có thể sử dụng để phân tích hồi quy, đánh giá mức độ giải thích của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
3.4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phân tích hồi quy tuyến tính bội là phương pháp dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập.
Mô hình có dạng như sau: Yi= ß0 + ß1X1i+ ß2X2i + … + ßpXpi + ei
Trong đó: Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i; các hệ số ßp được gọi là hệ số hồi quy riêng phần (partial regresstion coefficients); thành phần ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Để mô hình hồi quy đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả, tác giả tiến hành các bước kiểm định chính như sau:
Bước 1. Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (biến độc lập và biến phụ thuộc). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Khi mức ý nghĩa (Sig ≤ 0,05) thì kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê.
Bước 2. Xác định mức độ phù hợp của mô hình. Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0.
Giả thuyết:
H0: Các hệ số hồi quy đều bằng 0 H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0
Bước 3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình: sử dụng phân tích phương sai (analysis of variance, ANOVA) để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo độ tin cậy ít nhất 95% (Sig ≤ 0,05), chấp nhận giả thuyết H0, kết luận mô hình phù hợp.
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm 2 bước chính nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu sơ bộ được thực
hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm (Phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn 12 chuyên gia tại 3 Đội Quản lý thị trường đảm nhận các địa bàn là Đội Quản lý thị trường số 3; Đội Quản lý thị trường số 4; Đội Quản lý thị trường số 8; bao gồm các vị trí Đội trưởng, Phó đội trưởng, Kiểm soát viên, … nhằm tìm hiểu sơ bộ vấn đề và thu thập thông tin. Tiếp đó là phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức với kích thước mẫu 150 nhằm thỏa mãn yêu cầu phân tích nhân tố và phân tích hồi qui. Sau khi loại bỏ những câu hỏi không phù hợp số bảng câu hỏi còn lại được đưa vào phân tích là 149 mẫu.Chương tiếp theo sau đây sẽ trình bày cụ thể kết quả kiểm định.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nội dung chương 4 là kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, kiểm định mô hình, kiểm định giả thuyết. Để hoàn thành nhiệm vụ này, chương 4 gồm các bước như: thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu, đánh giá kết quả. Phần mềm SPSS 23.0 được sử dụng để xử lý thông tin trong nghiên cứu định lượng.