7. Bố cục của luận văn
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 05 tháng 8 năm 1976, cơ quan quản lý khoa học của Thành phố Hồ Chí Minh ra đời mang tên Ban Khoa học và Kỹ thuật theo Quyết định số 1810/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 10 tháng 3 năm 1984 được đổi tên thành Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật theo Quyết định số 45/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 29 tháng 01 năm 1994 được đổi tên thành Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo Quyết định số 340/QĐ-UB-NC của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 18 tháng 7 năm 2003 được đổi tên thành Sở Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số 123/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần VI và VII đã đánh giá:
- Hoạt động khoa học và công nghệ TP. HCM đã có những đóng góp tích cực trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
- Hoạt động khoa học và công nghệ là một thế mạnh của TP.HCM với tiềm lực lớn cả về đội ngũ và trình độ. Thế mạnh đó phải trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của thành phố và của toàn vùng.
Có thể chia chặng đường phát triển khoa học và công nghệ của TP.HCM thành 3 thời kỳ:
Thời kỳ 1976 - 1985: Nét đặc trưng của thời kỳ đầu là tập hợp, đoàn kết và phát huy đội ngũ trí thức từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau tại TP.HCM nhằm phục hồi sản xuất.
- Xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ TP.HCM giai đoạn 1986 - 1996 và giai đoạn 1996 - 2010.
- Chương trình hóa hoạt động khoa học và công nghệ ở TP.HCM - Một hình thức kế hoạch hóa hoạt động khoa học và công nghệ, tập trung có chọn lọc thành các chương trình nghiên cứu ưu tiên.
- Thành lập Ủy ban Bảo vệ Môi trường TP.HCM; Ban hành các Quy định về bảo vệ môi trường TP.HCM; Khởi xướng phong trào “Sạch và Xanh”; Phát hành “Sách đen” 100 xí nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn TP. HCM; Tổ chức xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu quy mô lớn trên sông Sài Gòn…
Thời kỳ 1997 đến nay:
Bối cảnh trong thời kỳ này là hội nhập trên quy mô toàn cầu, trong đó có hoạt động khoa học và công nghệ. Sự tiến bộ về khoa học và công nghệ sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh. Vì thế, cần phải hiện đại hóa công nghệ, thiết kế sản phẩm để tạo lợi thế lâu dài và bền vững. Những nổi bật trong thời kỳ này là:
- Hình thành và phát triển mô hình liên kết tam giác: “Doanh nghiệp - Nhà nước - Cơ sở nghiên cứu khoa học” trong hoạt động khoa học và công nghệ thông qua chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu” (thực hiện Chỉ thị số 04/2000/CT-UB-KT ngày 23 tháng 02 năm 2000 củaỦy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).
- Bước đầu hình thành thị trường Khoa học và Công nghệ thông qua tổ chức các Chợ thiết bị - công nghệ, Chợ tư vấn khoa học và công nghệ.
- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thông qua sự thành lập một số Trung tâm và Công viên phần mềm tập trung, đặc biệt là Công viên Phần mềm Quang Trung - mô hình mẫu trong quản lý một ngành công nghệ cao. Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên đầu tư cho việc ứng dụng CNTT theo Chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT TP.HCM từ năm 2002 đến 2005 (bao gồm 9 chương trình ứng dụng và 12 dự án phát triển CNTT tại TP.HCM).
- Đưa Khu Công nghệ cao TP.HCM vào hoạt động và đã đi vào giai đoạn định hình.
- Tăng cường liên kết hợp tác với các ngành, địa phương và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ để huy động nhiều nguồn lực phát triển khoa học và công nghệ thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa, hướng tới chủ động hội nhập quốc tế.