Kinh nghiệm từ các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh long an (Trang 31 - 33)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Kinh nghiệm từ các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch:

Sacombank) là một Ngân hàng Thương mại Cổ phần của Việt Nam, thành lập năm 1991. Hiện tại, Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền

20

gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Để trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực, Sacombank tối ưu các giải pháp tài chính trọn gói hiện đại và đa tiện ích cho khánh hàng; tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và các cổ đông; không ngừng đổi mới các dịch vụ sản phẩm nhưng vẫn giữ cam kết chất lượng phục vụ khách hàng và đối tác. Trong những năm gần đây Sacombank cũng chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ dành cho cá nhân mà còn cả doanh nghiệp. Đặc biệt, trong đó tính năng dịch vụ Internetbanking có thêm tiện ích giao dịch tiền vay trực tuyến: vay cầm cố trực tuyến, thanh toán tài khoản vay trực tuyến; chuyển tiền ngoài hệ thống thông qua giấy chứng minh nhân dân; thanh toán hóa đơn bằng thẻ tín dụng; yêu cầu về dịch vụ thẻ: cấp lại, phát hành thêm thẻ, thay đổi phương thức thanh toán thẻ đối với thẻ tín dụng; cập nhật thông tin cá nhân trên hệ thống dịch vụ Internetbanking, cài đặt tên riêng cho tài khoản, quản lý nhóm tài khoản. Bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm chuyển tiền từ dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp nhiều tính năng, tiện ích ưu việt dựa trên nhu cầu trải nghiệm thực tế của người dùng như nâng cao hạn mức chuyển tiền, dịch vụ chuyển tiền nhanh ngoài hệ thống giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí khi đăng ký dịch vụ.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (tên giao dịch ACB) chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 04/06/1993. Các sản phẩm dịch vụ chính của Ngân hàng Á Châu là huy động vốn, sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ; các dịch vụ trung gian (thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng). Về dịch vụ ngân hàng điện tử từ tháng 3 năm 2001 ngân hàng Á Châu đã khai trương

21

ngân hàng tại nhà thông qua mạng Internet. Ngân hàng Á Châu đã kết hợp với công ty phát triển phần mềm và truyền thông VASC ký kết: “Ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử”. Khách hàng được quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với ngân hàng. Với dịch vụ Home banking, khách hàng có tài khoản tại ACB có thể dùng tiền trên tài khoản của mình để chuyển đến tài khoản khác cùng hệ thống, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền đến người nhận bằng giấy chứng minh nhân dân trong hoặc ngoài hệ thống, tra cứu số dư, liệt kê các giao dịch phát sinh. VASC bảo mật và đảm bao an toàn các chữ ký điện tử trong thanh toán cho khách hàng. Và từ cuối năm 2002, ACB cũng đã phát triển đưa vào thử nghiệm dịch vụ Mobile Banking, theo đó tất cả khách hàng có điện thoại di động, mở tài khoản tại ACB được cấp mã truy cập và mật khẩu là có thể thực hiện thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ ở bất kỳ nơi nào có phủ sóng điện thoại với nội dung tin nhắn: mã đại lý khách hàng, số tiền thanh toán, mật mã khách hàng. Đến nay, ACB luôn đổi mới về dịch vụ, bên cạnh đó còn cung cấp những dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển tiền theo danh sách, chuyển tiền tương lai, gửi tiền trực tuyến, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hạn mức chuyển tiền linh hoạt, có thể chuyển tiền mọi lúc mọi nơi trên thiết bị điện thoại cá nhân; đảm bảo tính an toàn ,bí mật cho khách hàng.

Nhìn chung, các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam đều luôn hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng, đổi mới các tính năng sản phẩm dịch vụ dựa trên tiêu chí khách hàng tiêu dùng sản phẩm, nhằm thu hút lượng khách hàng tối đa, mang nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh long an (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)