6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3 Những nguyên nhân của hạn chế
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều quy định văn bản quy định về hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử theo chiều hướng bảo đảm an toàn và tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, các quy định này còn có nhiều mâu thuẫn và bất cập khiến cho các ngân hàng thương mại khó triển khai các sản phẩm của mình. Ví dụ về quy định thanh toán và các giao dịch chuyển tiền rất thuận lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán trả tiền hóa đơn hay thanh toán cho đối tác, tuy nhiên việc sử dụng chữ ký điện tử lại không được pháp luật công nhận để thực hiện các thủ tục khi có tranh chấp; quy định về phí của các
47
giao dịch ngân hàng điện tử đối với các dịch vụ công và giao dịch thông thường khác nhau, để có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng các dịch vụ trực tuyến nhiều hơn so với sử dụng tiền mặt. Đây là nguyên nhân quan trọng và cùng với những hạn chế về môi trường kinh tế - xã hội – pháp luật – công nghệ, chúng ta chưa thực sự tạo nên môi trường thuận lợi cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng SME phát triển.
Có thể nói về hệ thống công nghệ thông tin, Vietcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống đó vẫn chưa đủ để đáp ứng số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các giao dịch trực tuyến hiện nay của ngân hàng. Điều này đặc biệt rõ nét hơn khi Vietcombank đang có định hướng chuyển đổi sang mô hình bán lẻ và mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đứng thứ 2 trong hệ thống ngành. Đối với khách hàng cá nhân, nhu cầu giao dịch rất lớn nhưng số lượng giao dịch mỗi lần thì nhỏ, họ không muốn mất thời gian đến các quầy giao dịch nhưng muốn giao dịch phải thực hiện nhanh, an toàn và tiện lợi. Vì vậy, khi mà quy mô ngân hàng mở rộng, nhu cầu giao dịch trực tuyến tăng thì hệ thống công nghệ thông tin hiện nay khó mà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Căn cứ vào năm 2015-2017, khi Vietcombank Long An mở rộng thị trường khiến cho số lượng khách hàng tăng lên gần gấp đôi, thì hệ thống máy ATM của Vietcombank Long An đã gây không ít phiền toái chokhách hành về tình trạng máy lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền. Tình trạng này vào các ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết, thứ 7, chủ nhật...
Đối với đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ nghiệp vụ của nhân viên không điều dẫn đến việc cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng chưa chính xác, đôi khi trái ngược nhau gây những khó khăn và chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động giao thương hầu hết rất nhỏ lẻ, manh mún, các chợ truyền thống chiếm một tỷ lệ lớn trong xã hội nên để có thể thay thế dược thói quen không sử dụng tiền mặt là một vấn đề không phả một thời gian ngắn có thể triển khai được.
Mặt khác, trong thời gian qua khi các phương tiện truyền thông liên tục đưa nhưng thông tin liên quan đến tính bảo mật của ngân hàng thì niềm tin của người
48
dân đối với dịch vụ trực tuyến càng giảm đi. Họ vẫn đến ngân hàng, vẫn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhưng giao dịch trực tuyến sẽ hạn chế đi nhiều.
Lịch sử nhiều năm là một ngân hàng thương mại quốc doanh với thói quen hoạt động chưa hiệu quả cần thời gian nhiều để thay đổi.
Trong thời kỳ kinh tế bao cấp, nền kinh tế bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước với cách thức làm việc thụ động. Được ra đời và phát triển từ thời kỳ đó nên Vietcombank không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ chế độ bao cấp, cung cách phục vụ của ngân hàng có đôi khi còn mang xu hướng khách hàng phụ thuộc ngân hàng chứ không phải khách hàng là đối tượng tạo nên doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Trong thời gian gần đây, Vietcombank đang có những sự nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình thay đổi cung cách hoạt động và làm việc nhằm đạt được sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động về tài chính ngân hàng, phấn đấu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần đứng đầu Việt Nam trong tương lai gần.
Chưa nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường tài chính tiền tệ của thế giới.
Như các phân tích trên, vì là nước có xuất phát điểm thấp nên nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, các ngân hàng của Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng chưa nắm bắt được xu hướng của thị trường tài chính tiền tệ, cách thức triển khai của các ngân hàng tiên tiến.
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển các hoạt động dịch vụ, nhất là trong hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân hàng điện tử không những liên kết mạng trong hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, mà còn liên kết với thế giới giúp nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện nhanh hơn. Chính điều này làm phát sinh các vấn đề an toàn và bảo mật trong thanh toán, rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế trình độ công nghệ, quản lý mạng, trình độ kỹ thuật còn chưa cao. Đây là một tồn tại trong quá trình phát triển công nghệ, phát triển hoạt động dịch vụ mà Vietcomabnk cần quan tâm.
49
các doanh nghiệp còn hạn chế, trong khi các giao dịch qua mạng và thanh toán trực tuyến là phương thức giao dịch phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Do đó, đòi hỏi các hoạt động thương mại điện tử phát triển hiệu quả là yếu tố tác động tích cực đối với dịch vụ ngân hàng điện tử, từ đó sẽ tạo sự gắn kết giữa dịch vụ ngân hàng với doanh nghiệp ngày càng cao
Công tác chủ động tìm kiếm khách hàng bán chéo sản phẩm chưa linh hoạt. Hầu hết các chi nhánh chỉ quan tâm đến các chương trình marketing lớn như chương trình huy động vốn, chương trình cho vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh...ít quan tâm triển khai các chương trình marketing nhỏ như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền trong nước... thông qua các dịch vụ tiện ích. Việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ online banking thông qua tờ rơi, phương tiện truyền thông chưa đa dạng. Đa phần việc quảng bá sản phẩm chỉ thông qua nhân viên tư vấn tại quầy, việc tư vấn bán sản phẩm đôi khi còn hạn chế vì tính chất khách quan không có thời gian tư vấn, tư vấn bán nhiều sản phẩm sẽ làm khách hàng loãng thông tin, không nắm được hết tính năng của sản phẩm dịch vụ.
50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tại chương 2, tác giả phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Long An bao gồm các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp, những thành quả mà hoạt động này mang lại cho Vietcombank Long An trong thời gian qua. Từ đó tác giả tìm hiểu những thành quả đó đạt được từ đâu, những hạn chế của dịch vụ và tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế đó. Việc phân tích trên là một trong những cơ sở để tác giả có thể đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng trong giai đoạn 2020 – 2025 dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Chi nhánh Long An.
51
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025