6. Phương pháp nghiên cứu
2.2 Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
Từ đầu năm 2008, Vietcombank đã là một trong số ít các ngân hàng tại Việt Nam chính thức triển khai hệ thống ngân hàng điện tử, bắt đầu từ kênh ngân hàng trực tuyến trên internet VCB-iB@nking và dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn VCB- SMS B@nking. Đến nay, hàng loạt các dịch vụ mới như VCB-Phone B@nking, VCB-Mobile B@nking và Mobile BankPlus cùng rất nhiều tính năng, tiện ích với đa dạng các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau đã được Vietcombank giới thiệu đến với đông đảo khách hàng. Nắm bắt được xu thế phát triển mạnh mẽ của dịch vụ ngân hàng điện tử, trong những năm qua Vietcombank đã không ngừng đầu tư, mở rộng liên kết phát triển. Theo báo cáo mới nhất của eMarketer - một công ty nghiên cứu thị trường đến từ Mỹ, tính đến tháng 12/2013, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu thuê bao internet, đạt tỷ lệ thâm nhập là 35,6%; và 121,7 triệu thuê bao di động, trong đó 30% là smartphone. Các con số này là cơ hội cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, vốn đang là một trong những mãng kinh doanh của ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-IB@nking – dịch vụ được đánh giá là cốt lõi trong hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank. Nó một kênh giao dịch được nhiều các cá nhân và tổ chức trên khắp cả nước tin tưởng và sử dụng thường xuyên. Đặc biệt đây cũng là kênh giao dịch được khách hàng ưu tiên tìm đến mỗi khi có nhu cầu chuyển tiền, thanh toán, gửi tiết kiệm hay thực hiện các giao dịch tài chính khác.
33
hàng qua tin nhắn VCB – SMS B@nking - dịch vụ được triển khai từ năm 2009 theo định hướng tối đa hóa lợi ích cho khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tính đến hết năm 2016, VCB - SMS B@nking, trong đó nổi bật là dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, đã là sự lựa chọn của gần 6 triệu khách hàng của Vietcombank và luôn là dịch vụ ngân hàng điện tử có số lượt đăng ký nhiều nhất. Với sự nhanh chóng, chính xác, dịch vụ này đã trở thành người bạn đồng hành cùng khách hàng trong việc quản lý dòng tiền của mình, góp phần tạo dựng sự an tâm trong lòng khách hàng khi đến với các dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank.
Với phương châm nỗ lực không ngừng, kể từ cuối năm 2012, Vietcombank đã triển khai dịch vụ Ngân hàng trên điện thoại di động VCB - Mobile B@nking, bên cạnh việc triển khai dịch vụ Mobile Bankplus thông qua cơ sở hợp tác với Tập đoàn Viettel. Nếu như Mobile Bankplus có thể tương thích với tất cả các dòng máy điện thoại di động với nhiều phương thức giao dịch như Sim Bankplus, phương thức USSD không cần đổi sim, thì với VCB – Mobile B@nking là giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tính năng đa dạng, đặc biệt phù hợp với các dòng điện thoại smartphone. Với những ưu thế đó, tính đến nay hai dịch vụ này của Vietcombank đã thu hút hơn 250 nghìn khách hàng đăng ký sử dụng.
Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2016 dân số Việt Nam khoảng trên 92,6 triệu người, trong đó trên 55% dân số sử dụng điên thoai thông minh. Nhóm khách hàng sử dụng điên thoaị thông minh hiện nay hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và ham trải nghiệm, ưa chuộng các phương thức thanh toán mới, đặc biệt là các phương thức thanh toán dựa trên nền tảng di động. Nắm được yếu tố đó Vietcombank đã triển khai nâng cấp hiệu quả các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động để thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác.
Do định hướng của Vietcombank là tập trung nguồn lực hơn nữa cho hệ thống các dịch vụ ngân hàng điện tử, hoàn thiện các tính năng dịch vụ thông qua việc mở rộng hợp tác với các đối tác mới, tuyên truyền nâng cao tính chủ động bán kèm, bán chéo các sản phẩm ngân hàng điện tử của cán bộ bán hàng, tiếp tục xây dựng và
34
triển khai các chương trình khuyến mại, xúc tiến bán hàng đa dạng, thu hút khách hàng.
Kết hợp với nền tảng công nghệ hiện đại, giao dịch nhanh chóng, an toàn và bảo mật, Vietcombank tin tưởng rằng các sản phẩm ngân hàng điện tử sẽ ngày càng được đông đảo khách hàng đón nhận và tin dùng.