6. Phương pháp nghiên cứu
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương
Thương Việt Nam
- Tăng cường nhân viên nghe máy cho bộ phận tiếp khách hàng qua điện thoại cho số hot line 1900545413.
- Tăng cường nhân lực giải quyết các vấn đề tra soát chuyển tiền qua kênh NHĐT.
- VCB đã có nét văn hóa đặc trưng trong ứng xử giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa nhân viên với khách hàng. Nhưng tác giả đề xuất bổ sung thêm nét văn hóa phục vụ khách hàng thành một chuẩn chung mà tất cả các chi nhánh và toàn thể nhân viên phải tuân theo đúng chuẩn đó. Không theo thói quen vùng miền. Ví dụ như cách chào khách hàng ta thống nhất một kiểu chào và 100% khách phải được chào.
- VCB khi ra các chương trình khuyến mãi nên kèm theo bảng tổng hợp các chương trình đang chạy để nhân viên không có chuyên môn về dịch vụ đó cũng có thể tư vấn cho khách hàng về các chương trình.
58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tại chương 3, tác giả đã chỉ ra được mục tiêu và định hướng phát triển của Vietcombank Long An nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng. Từ đó tác giả đã chỉ ra được những cơ hội cũng như thách thức của Ngân hàng trong việc thực hiện những mục tiêu và định hướng đó. Cuối cùng, tác giả đã đề xuất những giải pháp cụ thể để Vietcombank – Chi nhánh Long An mở rô dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ các ngân hàng phát triển loại hình dịch vụ này.
59
KẾT LUẬN
Đề tài “Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An” trong giai đoạn nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2019 tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tác giả đã khái quát được cơ sở lý thuyết về dịch vụ ngân hàng điện tử. Tác giả làm rõ định nghĩa về dịch vụ ngân hàng điện tử; vai trò của loại hình dịch vụ này đối với ngân hàng, với chính bản thân người sử dụng dịch vụ (khách hàng) và với nền kinh tế; quá trình hình thành phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử và những loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay.
Thứ hai, từ cơ sở lý thuyết về ngân hàng điện tử, tác giả đã nghiên cứu thực tế hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank – Chi nhánh Long An trong giai đoạn từ 2015 -2019, những thuận lợi, khó khăn khi triển khai dịch và mở rộng dịch vụ này. Từ đó, đánh giá được những thành tựu mà ngân hàng điện tử đã đạt được, những hạn chế mà ngân hàng điện tử còn phải khắc phục để tạo cơ sở đưa ra những giải pháp để mở rộng tăng thu dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank – Chi nhánh Long An.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển kinh doanh nói chung của Vietcombank đến năm 2020 và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng của ngân hàng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho ngân hàng cũng như một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank.
Trong khuôn khổ đề tài, việc nghiên cứu phân tích và phát triển luận văn này ngoài việc tham khảo một vài ý kiến của những tác giả đã nghiên cứu trước thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của tác giả, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, rất mong sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Tiến Đạt (2015), Phát triển thương hiệu hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại,
trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà Xuất bản Thống kê
6. Nguyễn Hoài Linh (2018), Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2010), Công văn số 1883/VCB.CS&SPNHBL.QLĐACN về việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking, ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2010.
8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2011), Công văn số 1711/VCB.CSSPBL-QLĐACN về việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking, ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2011.
9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2011), Công văn số 1974/VCB. CSSPBL-QLĐACN về việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Bankplus, ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011.
10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015), công văn số 2766/VCB-CSSPBL về việc triển khai tính năng mới trên dịch vụ ngân hàng điện tử SMS Banking, ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2015.
61
niên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
12. Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh từ năm 2015 đến năm 2019.
13. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH, ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.
14. Quốc hội (2017), Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2017.
15. Trần Thị Phương Quyên (2016), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.