Tăng cường hoạt động xúc tiến Marketing tại ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 80 - 82)

9. Kết cấu luận văn

3.2.5. Tăng cường hoạt động xúc tiến Marketing tại ngân hàng

-Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ với từng cán bộ để mỗi cán bộ Agribank là kênh tiếp thị quảng bá sản phẩm dịch vụ hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

-Thực hiện tốt công tác truyền thông, phổ biến giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, quy trình thủ tục của Agribank để khách hàng hiểu rõ sản phẩm dịch vụ trước khi sử dụng và đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng; chủ động tư vấn, cảnh báo cho khách hàng về các thủ đoạn lừa đảo, gian lận trong các giao dịch... Lựa chọn các sản phẩm dịch vụ lợi thế của Agribank như: mở tài khoản, Agribank E-mobile banking, sản phẩm thanh toán trong nước để tập trung ưu tiên quảng bá.

-Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp: Marketing truyền thông qua báo chí, đặc biệt quảng cáo qua radio là kênh cần được chú ý đối với khu vực huyện, nông thôn. Khai thác hiệu quả kênh quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua đội ngũ cán bộ nhân viên như: giới thiệu người thân, khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, triển khai các hình thức marketing trực tiếp (gửi thư, tờ rơi đến khách hàng, tư vấn trực tiếp, tổ chức

các hội nghị khách hàng...), thông qua hoạt động xã hội giới thiệu sản phẩm dịch vụ Agribank đến khách hàng và cộng đồng.

-Thiết lập quỹ Marketing cho kế hoạch hàng năm: bất kỳ kế hoạch nào cũng phải được tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, sự kiện, họp báo. Do đó theo tác giả Agribank huyện Cái Bè cần tăng quỹ Marketing trong giai đoạn mở rộng thị trường như hiện nay, nâng cao hình ảnh trong tâm trí khách hàng do đó các buổi họp báo công khai, các sự kiện hội chợ, chương trình khuyến nông, xúc tiến thương mại của địa phương là rất cần thiết.

- Marketing chú trọng công tác cộng đồng: nên tài trợ các chương trình thực tế mang tính chất cộng đồng như “Ngôi nhà mơ ước”, “Vượt lên chính mình”, “Chấp cánh ước mơ”, học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, xây dựng trường học cho các trẻ em vùng sâu vùng xa… Vì đây là các chương trình không những mang tính chất nhân văn mà còn có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.

- Tuyên truyền về chú trọng chất lượng dịch vụ hơn số lượng:

+ Phân đoạn khách hàng theo những tiêu chí như khách hàng lớn, thường xuyên, trung thành theo từng nhóm sản phẩm dịch vụ. Theo đó, chính sách khách hàng đối với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ phải linh hoạt, được cập nhật, thay đổi thường xuyên theo biến động của môi trường cạnh tranh và môi trường kinh tế xã hội và phù hợp với tâm lý khách hàng.

+ Với đặc thù văn hoá tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ tài chính – ngân hàng là rất quan trọng.

+ Chủ động rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng: các phòng ban cần phối hợp nhịp nhàng và nhanh chóng từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến xử lý. Tư vấn hướng dẫn khách hàng sử dụng các công cụ ngân hàng qua Internet, điện thoại…

+ Đánh giá kết quả kinh doanh như: mức độ hiệu quả và kịp thời của việc cập nhật và thu thập các thông tin, mức độ hài lòng của khách hàng, tần suất thăm viếng khách hàng, số lượng khách hàng mới, số lượng các thương vụ thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 80 - 82)