Mục tiêu hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 74 - 76)

9. Kết cấu luận văn

3.1.2. Mục tiêu hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang

Trong năm 2018, huyện Cái Bè đã cấp mới gần 750 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (tăng 2% so cùng kỳ), vốn đăng ký 220 tỷ đồng (tăng 9%); cấp thay đổi vốn, ngành nghề 180 giấy. Như vậy, lũy kế hiện có gần 7.000 hộ được cấp giấy chứng nhận kinh doanh và đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 1.450.000 tỷ đồng, bình quân vốn đăng ký khoảng 216 triệu đồng/1 giấy kinh doanh. Đặc biệt, huyện đã vận động trên 20 hộ kinh doanh lớn chuyển lên doanh nghiệp, đưa số doanh nghiệp thành lập mới cả năm lên gần 100 doanh nghiệp (vượt 10), tăng 7% so cùng kỳ, tổng vốn đăng ký 376 tỷ đồng. Lũy kế toàn huyện có gần 600 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, bình quân khoảng 496 người dân/1 doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân 4 tỷ/doanh nghiệp.

Cũng trong năm này, Cái Bè đã công bố danh mục 9 dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn huyện, trong đó đã triển khai lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu 4 dự án (3 bến đò và 1 siêu thị), các dự án còn lại đang xúc tiến công việc quy hoạch và tìm nhà đầu tư điều này cho thấy quy mô và cơ hội phát triển của huyện là vô cùng to lớn, tạo điều kiện cho Agribank huyện Cái Bè có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các mục tiêu phát phát triển dịch vụ phi tín dụng của mình, trên cơ sở đó Ban giám đốc của Agribank huyện Cái Bè đã đưa ra một số biện pháp và mục tiêu như sau:

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển tổng thể giai đoạn 2020 -2025:

- Thứ nhất, phát triển Agribank huyện Cái Bè trở thành một chi nhánh ngân hàng hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, sản phẩm dịch vụ đa dạng và có uy tín đối với trị trường tiền tệ và thị trường vốn trong và ngoài nước.

- Thứ hai, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng, hỗ trợ đắc lực cho khách hàng nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, phát triển Agribank huyện Cái Bè theo hướng cơ cấu gắn liền phát triển toàn diện, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả và bảo đảm an toàn hệ thống.

- Thứ ba, củng cố, hoàn thiện và phát triển các dịch vụ hiện có, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm ngân hàng hiện đại.

- Thứ tư, mạnh dạn thừa nhận dịch vụ ngân hàng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, tỷ lệ thu phí dịch vụ phi tín dụng còn khiêm tốn; cần được san sẻ thêm từ các dịch vụ mới như môi giới đầu tư chứng khoán và bảo hiểm.

- Thứ năm: phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, gắn liền với đó là các cơ chế về bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại.

3.1.2.2 Mục tiêu hoạt động cụ thể giai đoạn 2020 -2025:

- Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng so với giai đoạn hiện tại.

- Đẩy mạnh khảo sát và tìm kiếm các điểm tiềm năng như: hệ thống siêu thị Big- C, Co-op, Vin mart… để đặt máy POS, ATM. Đồng thời mở rộng khả năng chấp nhận thanh toán thẻ của các ngân hàng khác, khuyến mại bằng hiện vật hoặc tiền mặt cho những điểm đặt POS có doanh số thanh toán qua POS lớn để khuyến khích khách hàng dùng thẻ khi thanh toán.

- Cơ cấu lại tổ chức: việc quản lý sẽ được phân công theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ như một ngân hàng đa năng. Song song với nhiệm vụ này Agribank huyện Cái Bè tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh một cách có chọn lọc nhằm không ngừng mở rộng dịch vụ ngân hàng, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng có quy mộ nhỏ và vừa.

- Cơ cấu lại tài chính: Nhiệm vụ cấp bách của Agribank huyện Cái Bè hiện nay là tăng năng lực tài chính mà trước hết là tăng tổng tài sản.

- Triển khai các chương trình đơn giản hóa thủ tục cho vay, triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng (theo chính sách cải tiến mà Agribank đã triển khai)… tạo thuận lợi tối đa để người dân khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn dễ dàng tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng.

- Sát cánh, đồng hành khách hàng đặt biệt là người nông dân khi mà lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thiên tai bất khả kháng.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua, khen thưởng trực tiếp các cá nhân, tổ nhóm hoàn thành kế hoạch, vượt kế hoạch, có dự án đóng góp cách thức gia tăng phí phi tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 74 - 76)