9. Kết cấu luận văn
3.3.1. Kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân huyện Cái Bè
- Hỗ trợ kết nối người nông dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến với Agribank huyện Cái Bè để chi nhánh có thể kịp thời cung ứng vốn và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng thông qua cán bộ của Ủy ban và cán bộ của ngân hàng với tinh thần vì lợi ích người dân.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn và hỗ trợ việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, thông qua đó Agribank huyện Cái Bè sẽ cùng đồng hành tài trợ các dự án này.
- Tham mưu mở rộng chính sách kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài địa bàn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương, qua đó vừa tạo điều kiện cho lao động, vừa giúp chi nhánh có nhiều cơ hội tiếp xúc và mở rộng kinh doanh.
- Thúc đẩy các thủ tục hành chính, tư vấn đầy đủ thông tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng để chi nhánh có thể tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Tiền Giang:
- Thứ nhất, đối với các sản phẩm dịch vụ mới, đề nghị ngân hàng lên kế hoạch, chương trình thông báo triển khai đến các chi nhánh sớm, tránh tình trạng để các chi nhánh bị động và thiếu sự chuẩn bị chu đáo trước khi tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng; Đồng thời có chương trình tập huấn công tác nghiệp vụ và marketing cùng các tài liệu có liên quan như tờ rơi, thư chào,... để công tác triển khai tiếp cận khách hàng đạt hiệu quả cao và đồng bộ trong toàn hệ thống.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về pháp luật, ngoại ngữ, kỹ năng bán hàng, quan hệ và chăm sóc khách hàng, tiếp thị, nâng cao hiểu biết cho cán bộ về các quy định pháp luật, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng chăm sóc, tiếp thị khách hàng, xây dựng hình ảnh và xử lý khủng hoảng truyền thông.
-Thực hiện kiểm tra về phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Cái Bè cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang về triển khai sản phẩm dịch vụ mới, bán hàng, tác phong giao dịch, giải quyết khiếu nại khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, tuân thủ quy trình nghiệp vụ theo công tác kiểm tra chuyên đề định kỳ hàng năm.
-Về công tác nhân sự, cải cách lại chế độ trả lương. Thực tế, Agribank huyện Cái Bè áp dụng trả lương theo thâm niên công tác mang tính chất cào bằng, chưa chú trọng vào năng suất lao động của cán bộ nên chưa phát huy được hết tiềm năng của cán bộ. Mặt khác, Agribank huyện Cái Bè liên tục mất dần nguồn nhân lực cao do chưa có chế độ và chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Thiết nghĩ, Agribank huyện Cái Bè có thể áp dụng trả lương dựa theo năng suất lao động của người lao động. Đưa ra cơ hội nghề nghiệp, các chế độ ưu đãi, bảo đảm phúc lợi, tạo sự gắn kết giữa các cán bộ nhân viên với nhau và với Agribank huyện Cái Bè như hàng năm tổ chức cho cán bộ có thành tích xuất sắc trong nghiệp vụ đi du lịch nước ngoài.
- Xây dựng “Văn hóa doanh nghiệp”, đây phải là một hệ tư tưởng được xây dựng và được phổ biến đến toàn bộ cán bộ của ngân hàng, từ lãnh đạo đến nhân viên, từ trụ sở chính đến các phòng giao dịch. Nó phải được thể hiện ra bên ngoài bằng giao tiếp lịch sự, bằng sự hiểu biết, bằng sự phối hợp thuận lợi xuyên suốt trong nội bộ ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc Agribank huyện Cái Bè xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thống nhất trong tư tưởng nội bộ, vừa thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Điều đó mang lại niềm tin, uy tín cho ngân hàng với chi phí rẻ nhất.
3.4 Hạn chế của nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và khối lượng công việc nhiều do công tác tại đơn vị nên tác giả chưa thực hiện được nội dung khảo sát, lấy ý kiến của khách hàng về những nhận định mà khách hàng quan tâm đến chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng.
Kết luận chương 3
Trên đây là các giải pháp được đề xuất dựa vào các kết quả mà tác giả đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài, trong quá trình làm việc tại Agribank chi nhánh huyện Cái Bè và nắm được tình hình thực tế, tác giả nghĩ rằng các giải pháp này mang tính chất thiết thực và nên được triển khai trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính - ngân hàng đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế của Việt Nam, trong đó các ngân hàng phải luôn nỗ lực đổi mới và phát triển mọi mặt nâng cao năng lực cạnh tranh để thích nghi sự thay đổi này. Để đạt được mục tiêu trên, một trong những vấn đề cấp thiết mà Agribank huyện Cái Bè phải tập trung đó là phát triển dịch vụ phi tín dụng, đây là mảng mang lại nhiều nguồn thu chắc chắn cho ngân hàng nhưng ít rủi ro so với những hoạt động khác. Đó là lý do mà tác giả tập trung nghiên cứu đề tài này cho chi nhánh mình đang công tác. Với những nghiên cứu của tác giả thì đề tài đã đạt được các kết quả sau:
- Thứ nhất: tác giả đã hệ thống hoá một cách cụ thể những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng như khái niệm, đặc điểm, phân loại dịch vụ phi tín dụng…
- Thứ hai: từ những cơ sở lý thuyết, tác giả đã đưa ra một bức tranh tổng quan về dịch vụ phi tín dụng tại Agribank huyện Cái Bè, cách thức triển khai và thành tích đã đạt được, đồng thời chỉ ra thế mạnh – hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh.
- Thứ ba: Từ các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, tác giả đưa ra một số giải pháp chung về sự phát triển dịch vụ phi tín dụng, đồng thời đưa ra các kiến nghị chung đối với Ủy Ban Nhân dân huyện Cái Bè, Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang
-Do hoạt động hiện tại của chi nhánh chưa bao gồm các hoạt động phát hành L/C và bảo lãnh trong khi hoạt động này mang lại nhiều thu nhập về phí, theo đó trong thời gian tới nếu định hướng của Agribank huyện Cái Bè có phát triển dịch vụ này thì đây sẽ là hướng nghiên cứu khá nổi bậc cho các đề tài tiếp theo.
- Phân khúc khách hàng cá nhân đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp được phân tích phần lớn trong đề tài, trong giai đoạn phát triển mở rộng 2020 – 2030 dịch vụ thanh toán quốc tế cho các DN tại địa bàn sẽ là hướng nghiên cứu cần quan tâm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1 Nguyễn Đăng Dờn (2014). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2 Nguyễn Đăng Dờn - Phan Khoa Cương (2016). Quản trị ngân hàng- Quản trị
kinh doanh ngân hàng . Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 3 Phan Thị Thu Hà (2007). ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế quốc dân.
4 Trần Thị Thu Hiền (2017). Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
5 Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
6 Lê Thị Kim Loan (2017). Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cái Bè tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 đến năm 2018.
8 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tài liệu hội nghị Tổng kết hoạt động dịch vụ 2018, kế hoạch phát triển dịch vụ năm 2019. 9 Quốc hội (2010). Luật các tổ chức tín dụng. Số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng
06 năm 2010.
10 Quốc hội (2017). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017
Tiếng Anh
1 Craigwell, Maxwell (2005). Non-Interest Income And Financial Performance At Commercial Banks In Barbados, by FINANCIAL PERFORMANCE AT. 225–240.
2 Nyokabi, A. N. N., & Ondu, W. (2017). Factors Influencing Non-Interest
Income in Commercial Banks in Kenya. (December).
3 Williams, B. (2016). The impact of non-interest income on bank risk in Australia. Journal of Banking and Finance, 73, 16–37.
Website: 1. http://www.Agribank.com.vn/default.aspx 2. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/phat-trien- dich-vu-ngan-hang-dien-tu-tai-Agribank-140679.html 3. https://topbank.vn/tu-van/phi-tin-dung-la-gi-cac-hoat-dong-phi-tin-dung-tai-cac- ngan-hang-hien-nay