Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 43)

9. Kết cấu luận văn

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức

- ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè là một trong những chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang. Tiền thân của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Cái Bè là ngân hàng Nông thôn Việt Nam, sau khi tiếp quản năm 1975, ngân hàng là trụ sở của Ban Tài chính huyện. Đến tháng 03/1988, được quyết định của Chính phủ thành lập ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam, trong đó chi nhánh ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Cái Bè ra đời, tọa lạc tại: khu 1A, Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Chặng đường đi qua với tên gọi khác nhau: ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988-1989), ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990-1995), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (1996 đến nay), nhưng vẫn vững vàng mục tiêu phát triển nông nghiệp Việt Nam vì nông dân, nông thôn.

- Agribank Cái Bè là chi nhánh cấp II trực thuộc Agribank tỉnh Tiền Giang. Mọi hoạt động đều thông qua chi nhánh tỉnh Tiền Giang. Tính đến thời điểm hiện tại, chi nhánh có cơ cấu tổ chức mạng lưới gồm: Ban giám đốc, 03 phòng nghiệp vụ, 03 phòng giao dịch An Hữu, Hậu Thành, Hòa Khánh.

- Agribank chi nhánh huyện Cái Bè ra đời giữa năm 1975, khi đất nước vừa được giải phóng, nền kinh tế tràn ngập khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh để lại. Thế mà sau hơn 40 năm hoạt động, bên cạnh sự nỗ lực hết mình từ phía ngân hàng còn có sự đồng tình giúp đỡ của chính quyền. Đến nay, chi nhánh đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, cơ ngơi khang trang, đầy đủ.

• Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

Thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước bằng nhiều hình thức như sau:

- Tiền gửi thanh toán của khách hàng;

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, huy động vốn ngắn, trung và dài hạn; - Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích;

- Ngoài ra, Agribank huyện Cái Bè còn thực hiện vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, các hình thức chiết khấu chứng từ có giá, tái chiết khấu, thế chấp, chiết khấu thương phiếu,… nhằm mở rộng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn.

- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như:

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho trồng trọt và chăn nuôi theo mùa vụ, cho kinh doanh, tiêu dùng,...

- Cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng vốn mua máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, xây dựng công trình nông thôn, sửa chữa và xây dựng mới nhà ở,…

- Thực hiện các dịch vụ nhằm đem lại nguồn thu cho ngân hàng như: cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ,…

- Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn.

• Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank chi nhánh huyện Cái Bè bao gồm: - Ban giám đốc: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc;

Dưới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Agribank huyện Cái Bè:

(Nguồn: Phòng kế toán Agribank huyện Cái Bè)

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Agribank chi nhánh huyện Cái Bè

• Chức năng của các phòng ban

- Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng (NH), hướng dẫn giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trên giao; Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng; Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị.

- Phó giám đốc: có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do Giám đốc phân công và ủy quyền. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, tình hình huy động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng. Qua đó làm tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành các phòng nghiệp vụ.

- Phòng Kế hoạch và kinh doanh: chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động vốn. Bên cạnh đó, có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh và đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng.

- Phòng Kế toán và ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các tài khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng. Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng, giúp Ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng như điều hành hoạt động tín dụng toàn chi nhánh. Đồng thời, thực hiện các khoản thu chi tiền mặt, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho như các giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí, thôi việc,…

- Phòng Giao dịch (PGD): là chi nhánh trực thuộc Agribank huyện Cái Bè, 3 PGD này quản lý cho vay ở khu vực An Hữu, Hậu Thành và Hoà Khánh, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng huyện.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng từ năm 2016- 2018:

Agribank huyện Cái Bè trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn huyện Cái Bè. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank huyện Cái Bè là:

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:

Agribank huyện Cái Bè đã không ngừng phát triển nguồn vốn bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp; đảm bảo cân đối nguồn vốn trung dài hạn chiếm từ 30% đến 40%. Agribank huyện Cái Bè đã xây dựng mạng lưới huy động vốn tương đối rộng trên khắp địa bàn. Ðến cuối nãm 2018, về mặt huy động vốn trên địa bàn Cái Bè có thể ước tính khoảng 20% thị phần.

Cơ cấu huy động vốn, tiền gửi huy động là nguồn vốn chủ yếu của Agribank huyện Cái Bè, trong đó tiền gửi của các doanh nghiệp và dân cư chiếm đa số. Tiền gửi huy động chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 82% trong tổng tài sản nợ của giai đoạn 2016-2018. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2016- 2018 cao dẫn đến sự gia tăng mạnh về tài sản có và dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank huyện Cái Bè.

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng:

Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, Agribank huyện Cái Bè đã đa dạng hoá hình thức cho vay nền kinh tế tập trung ở các hoạt động chính:

- Cho vay truyền thống với phương thức ngày càng đa dạng như cho vay nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), buôn bán lúa gạo là chủ yếu. Bên cạnh đó, còn cho vay tiêu dùng.

- Dư nợ tín dụng của Agribank huyện Cái Bè tăng trưởng đáng kể, cơ cấu tín dụng đã có sự chuyển biến theo hướng ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn, hướng đến cho vay có tài sản đảm bảo.

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ:

Các dịch vụ trung gianthanh toán, kinh doanh dịch vụ, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. Hiện nay, chi nhánh đã cung cấp đầy đủ tiện ích cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu điều chuyển vốn nhanh, sử dụng vốn linh hoạt của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của khách hàng, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2016-2018, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của Agribank huyện Cái Bè hầu như không có nhiều thay đổi, thu nhập từ dịch vụ có tăng về giá trị nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống, có quan hệ chặt chẽ với nghiệp vụ tín dụng. Bảng 2.1 dưới đây là tổng hợp các kết quả hoạt động của Agribank huyện Cái Bè từ năm 2016 đến năm 2018:

Bảng 2.1 : Tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động của Agribank huyện Cái Bè giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn Agribank chi nhánh huyện Cái Bè)

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

I TỔNG TÀI SẢN 4.620 5.170 5.940

II HUY ĐỘNG VỐN

1 Huy động vốn cuối kỳ 3.714 4.286 5.000

2 Huy động vốn bình quân 3.600 3.610 4.571

3 Cơ cấu huy động VND 76,2 81,3 87,5

4 Cơ cấu huy động vốn dân cư 52,8 52,8 49,5

5 Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn 63,8 68,4 77,0

III HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1 Tổng dư nợ cho vay 3.024 4.144 4.928

2 Cơ cấu dư nợ VND/Tổng dư nợ 75,4 71,9 77,7

3 Cơ cấu dư nợ ngắn hạn 51,6 63,1 62,3

4 Dư nợ cho vay cá nhân 1.216 1.790 2.227

Tỷ trọng/tổng dư nợ 40,2 43,2 45,2

IV HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

1 Tổng thu dịch vụ 8,4 12,9 14,9

2 Thu dịch vụ ròng 8,1 10,9 14,1

3 Thu dịch vụ ròng/chênh lệch thu chi (đã trừ

trích dự phòng rủi ro) 22,7 22,1 21,2

V KẾT QUẢ KINH DOANH

1 Tổng thu 159,9 197,3 239,7

2 Tổng chi 123,1 146,9 172,3

3 Chênh lệch thu chi 36,8 50,4 67,4

Trong đó: trích dự phòng rủi ro 15,6 23,0 19,4

Những số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản và có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Đây là hoạt động chủ đạo xét cả về phương diện tài sản và thu nhập từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên những năm gần đây, Agribank huyện Cái Bè đã chủ trương chú trọng hơn vào công tác nguồn vốn, công tác phát triển dịch vụ và an toàn tín dụng, xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn. Thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm, từ 37% (năm 2017 so với 2016) xuống còn 19% (năm 2018 so với 2017). Nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Trong khi đó, tỷ lệ thu dịch vụ ròng tăng 35% (năm 2017 so với 2016) và 29% (năm 2018 so với 2019); tỷ trọng thu dịch vụ ròng trên tổng lợi nhuận cũng có cải thiện qua các năm lần lượt là 38%, 40%, 29%.

Từ phân tích trên cho thấy mặc dù chi nhánh luôn chủ động tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ/tổng thu nhập, điều này được thể hiện ở giá trị tuyệt đối tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018 lại thấp hơn so với năm 2017, đó là lý do chi nhánh cần có biện pháp để cải thiện tỷ lệ này trong giai đoạn 2020 - 2030.

2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Việt Nam, CN huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

2.2.1. Các biện pháp đã triển khai nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng

Được thành lập gắn với sứ mệnh “Tam nông”, Agribank thực hiện tốt vai trò là công cụ đắc lực của Đảng, Chính phủ và NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ, chính sách “Tam nông”, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời Agribank cũng đã làm tròn nhiệm vụ của ngân hàng Thương mại hoạt động kinh doanh hiệu quả, có đóng góp đối với ngân sách Nhà nước.

Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống, Agribank huyện Cái Bè luôn hướng đến định hướng chung của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, do đó mục tiêu đưa dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với khách hàng, nhất là người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, đóng góp tích cực đối với quá trình khởi động “làn sóng” thanh toán không dùng tiền mặt.

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tiện ích được Agribank huyện Cái Bè triển khai như:

- Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ và nền tảng công nghệ thông tin, đặc thù văn hoá, tập quán thị trường vùng miền, xây dựng phương án, kênh phân phối, giải pháp phát triển những dịch vụ thế mạnh.

- Hoàn thiện, phát triển sản phẩm mới bám sát nhu cầu khách hàng, mở rộng dịch vụ tại địa bàn nông thôn.

- Xây dựng và triển khai cơ chế chăm sóc khách hàng thường xuyên, định kỳ đối với khách hàng tiền gửi, tiền vay, dịch vụ thẻ, E-banking,... là khách hàng truyền thống, tiềm năng phát sinh mới nhân các dịp lễ, Tết, sự kiện, ngày thành lập đơn vị, ngày sinh nhật của khách hàng cá nhân mang tính thiết thực, tạo được sự thu hút đối với khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank.

- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển kinh doanh dịch vụ giai đoạn 2016- 2020; phát triển dịch vụ ngân hàng tiện ích, tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm dịch vụ, triển khai sản phẩm liên kết với các nhà cung ứng khác.

- Xây dựng chiến lược đưa vốn và dịch vụ ngân hàng đến từng hộ sản xuất, liên kết hợp tác với hội nông dân, phụ nữ, hội cựu chiến binh và đặc biệt là phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp cơ sở để đồng hành cùng doanh nghiệp và hộ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn.

- Cải cách thủ tục thông qua phương thức đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin như Internet Banking, Mobile Banking… đáp ứng nhu cầu giao dịch điện tử tăng nhanh, trợ giúp khách hàng giao dịch 24/24 giờ, giảm nhiều thủ tục để khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian đi lại, thủ tục giấy tờ hành chính.

- Tăng cường hoạt động tiếp thị sản phầm dịch vụ và truyền thông đến khách hàng. Nơi giao dịch với khách hàng có bảng hướng dẫn rõ ràng cụ thể. Có trang bị tờ rơi hướng dẫn, poster quảng cáo các sản phẩm mới, sản phẩm chủ yếu, các chương trình khuyến mại của Agribank.

- Đồng thời, Agribank huyện Cái Bè còn thực hiện tài trợ các chương trình hoạt động văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, xã hội tại địa phương như: hỗ trợ các chương trình Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, các tổ chức chính trị- xã hội,... tài trợ trường

học nhân dịp lễ tổng kết năm học,... Cùng phối hợp với báo, đài địa phương viết bài, đưa tin quảng bá hình ảnh, thương hiệu và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Agribank. Bên cạnh đó, Agribank huyện Cái Bè còn tham gia, đóng góp vào công tác an sinh xã hội ở địa phương như: tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tài trợ giáo dục, giúp các em học sinh nghèo hiếu học vượt qua khó khăn, tiếp tục con đường học vấn; chi tặng quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo nhân dịp Tết cổ truyền; tích cực tham gia vào các quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, ủng hộ bà con thiên tai lũ lụt, quỹ chất độc màu da cam, trẻ em mồ côi. Những chương trình tài trợ này không chỉ giúp các địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, mà còn góp phần ghi nhận cho Agribank là một ngân hàng thương mại vừa kinh doanh giỏi, vừa sống có nghĩa, có tình.

2.2.2. Kết quả phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Trước tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn vì sự tham gia thị trường dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)