Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH dịch vụ lưu trữ thư viện (Trang 27 - 30)

8. Kết cấu đề tàị

1.3.3.4. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc

Việc đánh giá thực hiện công việc cũng giúp cho DN thấy được những mặt tốt và chưa tốt trong môi trường làm việc cũng như điều kiện làm việc. Qua đó giúp cho DN tiến hành và cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tốt hơn.

Trong các lần phỏng vấn đánh giá, nhân viên có thể trao đổi với người lãnh đạo về những trở ngại của họ trong quá trình thực hiện công việc, có thể có những phàn nàn về môi trường và điều kiện làm việc. Người lãnh đạo trực tiếp có thể thảo

luận với họ về những tồn tại trong vấn đề môi trường và điều kiện làm việc để từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục có tính khả thị Tương tự như vậy, người lãnh đạo trực tiếp cũng cần bàn với NLĐ về những hỗ trợ cần thiết từ phía tổ chức đối với nhân viên để hoạt động của nhân viên đạt được kết quả cao hơn. Căn cứ trên những trao đổi này, người lãnh đạo trực tiếp có thể trình lên cấp có thẩm quyền để có những cải thiện về môi trường và điều kiện làm việc cho nhân viên hoặc có những hỗ trợ khác đối với công việc của họ.

1.4. Yêu cầu và các lỗi cần tránh trong đánh giá thực hiện công việc.

1.4.1. Các yêu cầu đối với một hệ thống đánh giá thực hiện công việc.

Để đánh giá có hiệu quả thì hệ thống đánh giá thực hiện công việc phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất là đảm bảo tính phù hợp: Các tiêu thức được xây dựng trong hệ thống đánh giá phải phù hợp với mục tiêu quản lý của tổ chức, phục vụ mục tiêu quản lý...

Thứ hai là đảm bảo tính nhạy cảm: Trong hệ thống đánh giá đòi hỏi có các công cụ đo lường có khả năng để phân biệt được những người hoàn thành tốt công việc và những người không hoàn thành tốt công việc.

Thứ ba là đảm bảo tính tin cậy: Thể hiện sự nhất quán của đánh giá. Hệ thống đánh giá phải đảm bảo kết quả đánh giá tổng hợp của những người đánh giá khác nhau về một người lao động duy nhất phải thống nhất với nhau về cơ bản.

Thứ tư là đảm bảo tính chấp nhận được: Các hệ thống đánh giá trong cơ quan, tổ chức phải được người lao động chấp nhận và ủng hộ.

Thứ năm là phải đảm bảo tính thực tiễn: Các phương tiện đánh giá cũng cần phải được thực hiện một cách đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng.

1.4.2. Các lỗi cần tránh trong đánh giá thực hiện công việc.

Khi đã xây dựng một hệ thống đánh giá đáp ứng được các yêu cầu trên và cần phải tránh các lỗi sau:

Thứ nhất là lỗi thiên vị: Người đánh giá sẽ mắc lỗi này khi họ ưa thích một NLĐ nào đó hơn những NLĐ khác.

Thứ hai là lỗi xu hướng trung bình: Những người đánh giá ngại đương đầu với thực tế, không muốn làm mất lòng người khác nên thường có xu hướng đánh giá tất cả mọi người ở mức trung bình.

Thứ ba là lỗi thái cực: Lỗi này thường xảy ra khi người đánh giá tỏ ra quá nghiêm khắc hoặc quá dễ dãi trong việc đánh giá.

Thứ tư là lỗi định kiến do tập quán văn hóa : Ý kiến của người đánh giá có

thể bị sai lệch do ảnh hưởng của tập quán văn hóa bản thân.

Thứ năm là lỗi thành kiến : Người đánh giá có thể không ưa thích một nhóm NLĐ nào đó và dẫn đến việc không khách quan trong đánh giá.

Thứ sáu là lỗi ảnh hưởng của sự kiện gần nhất: Ý kiến của người đánh giá cũng có thể bị chi phối bởi những hành vi mới xảy ra nhất của NLĐ

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ LƯU TRỮ - THƯ VIỆN.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH dịch vụ lưu trữ thư viện (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)