Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 25 - 26)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và

các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2016). Theo từ điển về “Toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh - Việt” của Nguyễn Khắc Minh (2012) thì “hiệu quả - efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Như vậy hiệu quả hoạt động được hiểu là cùng các yếu tố đầu vào mỗi doanh nghiệp hay ngân hàng sẽ phân bổ sao cho lợi ích là cao nhất.

Các quan điểm nêu trên, cho rằng hiệu quả được xem như năng suất lao động vượt trội thông qua các nguồn lực có sẳn ở một mức độ cho phép, nó phản ánh trình độ khai thác và quá trình sử dụng các nguồn lực của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)