Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 29 - 32)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời và khả năng sinh lời

Lợi nhuận của NHTM

NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tự chủ về tài chính, nên mục tiêu cao nhất vẫn là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận quyết định sự hưng thịnh, đồng thời là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Quan điểm của các nhà kinh tế coi lợi nhuận là hình thái của giá trị thặng dư, là lợi nhuận mới được tạo ra thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh.

Lợi nhuận theo cách hiểu đơn giản là phần giá trị dôi ra của một hoạt động kinh doanh, sau khi đã trừ đi mọi chi phí (lãi ròng) được xác định trong một kỳ tài chính (thường là một năm).

Tổng thu nhập – Tổng chi phí = Lợi nhuận (Tổng chi phí, trong đó bao gồm phí thu nhập)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn không phải luôn là mục tiêu hàng đầu, mà các mục tiêu khác được chú trọng hàng đầu như:

- Doanh thu, thị phần kinh doanh tiêu thụ hàng hóa, kinh doanh... Song về dài hạn, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là sự tiếp cận của bất kỳ doanh nghiệp nào.

- Lợi nhuận ngân hàng là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện cần có thu hút vốn mới, nhằm mở rộng và cải thiện dịch vụ ngân hàng.

- Nguồn dự phòng chi phí cho các chỉ tiêu không dự kiến trước và bù đắp thiệt hại xảy ra.

- Đối với cổ đông, lợi nhuận đem lại lợi tức cho họ. Thu nhập và chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận:

- Thu nhập và chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM. Thu nhập lớn hơn chi phí thì ngân hàng có lãi (thu được lợi nhuận) và ngược lại (bị lỗ).

- Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với chi phí và tỷ lệ thuận với thu nhập. Do vậy, việc quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM đòi hỏi vấn đề đặt ra là quản lý các nguồn thu quản lý chi phí trong ngắn hạn và dài hạn để đạt lợi nhuận mong đợi. Quản lý trong mối quan hệ chi phí là nhân tố tạo lập nguồn thu trong tương lai, không những bù đắp được chi phí hiện tại cho ngân hàng mà còn phải có lãi.

Chỉ số ROA: Chỉ số này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho ngân hàng. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.

ROA = (Tỷ lệ Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản) x 100%

Chỉ số ROE: Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có (mỗi một đồng vốn chủ sở hữu mà ngân hàng bỏ ra đem về được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng), đo lường tỷ suất lợi nhuần ròng trên vốn tự có của ngân hàng → Chỉ số này càng cao càng tốt

ROE = (Tỷ lệ lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu) x 100%

Tỷ lệ lợi nhuận ròng /Tổng thu nhập: Chỉ số này phản ánh cứ một đồng thu nhập mà ngân hàng bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận hay là lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng thu nhập. Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng→ Hệ số này càng cao càng tốt.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập: Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thường chỉ số này nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.

Tỷ lệ chi phí / thu nhập = (Tổng chi phí / Tổng thu nhập) x 100%

Tỷ lệ chi phí trên lợi nhuận: Chỉ số này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận cần bao nhiêu đồng chi phí →Chỉ số này càng thấp càng tốt.

Tỷ lệ chi phí / lợi nhuận = (Tổng chi phí / Tổng lợi nhuận) x 100% 1.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng

Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại, theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này < 3% thì ngân hàng đó chất lượng tín dụng đảm bảo, > 3% là có chất lượng tín dụng xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ dư nợ cho vay/ vốn huy động: Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu vốn huy động tham gia vào dư nợ. Tức là trong 100đ vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn huy động được ở địa bàn. Thường tỷ số này đạt từ 0,6 đến 0,7 là tốt vì thể hiện ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động vào các hoạt động mang lại thu nhập và đảm bảo an toàn.

Tỷ lệ dư nợ cho vay/ vốn huy động = (Dư nợ cho vay/ Tổng vốn huy động) x100%

Lãi ròng tiền tệ: Chỉ số này đo lường mức chênh lệch giữa thu lãi và chi phí trả lãi vay mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp.

Lãi ròng tiền tệ (đ) = Thu lãi cho vay – Trả lãi tiền gửi 1.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động sử dụng lao động

Dư nợ vốn huy động trên một lao động/năm: Chỉ số này là bình quân số vốn huy động trên một lao động trong năm, phản ánh hiệu quả huy động và khối lượng công việc của mỗi lao động trong đơn vị → Chỉ số này càng cao càng tốt.

Dư nợ vốn huy động trên một lao động/năm = Tổng vốn huy động/ Tổng số lao động trong năm)

Dư nợ cho vay trên một lao động/năm: Chỉ số này là bình quân số vốn cho vay trên một lao động trong năm, phản ánh hiệu quả cho vay và khối lượng công việc của mỗi lao động trong đơn vị→ Chỉ số này càng cao càng tốt.

Dư nợ cho vay trên một lao động/năm = (Tổng dư nợ / Tổng số lao động trong năm)

Lợi nhuận trên một lao động/năm: Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận tạo ra của một lao động trong năm → Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Lợi nhuân trên một lao động/năm = (Tổng lợi nhuận/ Tổng số lao động trong năm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)