6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.2. Nhân tố khách quan
Mức độ cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong địa bàn cũng là nhân tố tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào hoạt động trong môi trường có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh sẽ tốn nhiều chi phí hoạt động hơn, khách hàng bị chia sẻ, nguồn thu sẽ bị giảm sút.
Đặc điểm về vị trí địa lý, cơ cấu thành phần kinh tế cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng đặt trụ sở tại địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế tốt, tỷ trọng kinh tế công nghiệp cao đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cao và ngược lại. Mặt khác, các ngân hàng có trụ sở tại các tỉnh, thành phố giáp biên giới, các cửa khẩu lớn có lợi thế cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trình độ văn hóa của người dân nơi ngân hàng đặt trụ sở cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ví dụ, trình độ dân trí và văn hóa cao thì người dân (khách hàng) có nhiều hiểu biết về ngân hàng, dễ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, ít có quan niệm phân biệt giữa ngân hàng TMCP và ngân hàng quốc doanh. Điều này giúp các ngân hàng TMCP có thể cạnh tranh tốt hơn và dễ tiếp cận khách hàng hơn.
Ngoài ra các yếu tố về cơ chế chính sách, môi trường pháp lý, rủi ro về tỷ giá ngoại hối cũng tác động đến thu nhập của ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng trên địa bàn và bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngọai thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng trên địa bàn hàng trên địa bàn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Long An
bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế tư nhân như cho vay phương tiện vận tải đường bộ... Doanh số cho vay của Viettinbank Long An năm 2018 tăng 24% so với năm 2017, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 15,5%, dư nợ cho vay dài hạn tăng 4,2% so với năm 2017. Ngoài ra, tốc độ huy động vốn năm 2019 tăng hơn 20% so với năm 2018. Do ngân hàng công thương đã ứng dụng thành công công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống máy ATM, InternetBanking, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng... vào phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, Viettinbank là ngân hàng có uy tín trên địa bàn. Chính vì vậy, Viettinbank Long An là ngân hàng trong nhiều năm liền trở lại đây luôn kinh doanh có hiệu quả có lãi.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long
An (Agribank Long An): Agribank Long An đã đầu tư cho vay nhiều thành phân kinh
tế, trong đó chủ yếu là hộ nông dân đặc biệt là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với doanh số vay chiếm trên 62% dư nợ tín dụng chiếm trên 72% tổng dư nợ trên địa bàn. Hàng năm, Agribank Long An nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mở rộng mạng lưới đến tận các xã, phường trong tỉnh Long An. Có những chính sách cho vay với lãi suất thấp đối với các hộ nông dân thuộc hộ gia đình khó khăn trong các xã thuộc địa bàn. Vì vậy, đã làm nâng cao uy tín của ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Do đó, hiệu quả kinh doanh của Agribank Long An được nâng cao, lợi nhuận năm sau cao hơn lợi nhuận năm trước. Ngoài chỉ tiêu về lợi nhuận của Agribank Long An tăng hàng năm, chất lượng tín dụng cũng được chú trọng, các chỉ tiêu về huy động vốn, về cho vay của Agribank Long An đều tăng. Doanh số cho vay năm 2018 tăng 18,24% so với năm 2017, dư nợ ngắn hạn tăng 21,02% so với năm 2017, dư nợ trung và dài hạn năm 2017 tăng 16,11% so với năm 2017. Do vậy, đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thúc đẩy phát triển tỉnh nhà.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Thương mại Cổ phần Ngọai thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề mà mỗi ngân hàng đều quan tâm, nó quyết định sự thành công hay thất bại của từng ngân hàng. Do vậy, việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhà nhằm nghiên cứu vận dụng
để phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết, những bài học kinh nghiệm chung nhất có thể rút ra như sau:
- Giải pháp tiết giảm nhân lực và chi phí cùng với việc lành mạnh hóa tình hình tài chính là việc không tách rời mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện đã áp dụng tại một số ngân hàng.
- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam đều định hướng trong quá trình hoạt động kinh doanh cho mình là ngân hàng bán lẻ, nhanh chóng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất.
- Một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh đều có xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc mở rộng mạng lưới đến tận các xã, phường, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Nâng cao thu nhập từ dịch vụ (các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng). Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng cung ứng cho cá nhân và doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự tiện ích trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm này cũng là nguồn thu an toàn và ổn định cho các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn còn khá thấp so với hệ thống các NHTM của các nước khác. Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng trên thị trường, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng do vậy mà các ngân hàng cũng hết sức chú trọng việc đầu tư công nghệ. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ. Trong khi các ngân hàng thương mại trên địa bàn cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán. Nếu ngân hàng chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng được. Muốn phát triển được dịch vụ ngân hàng, đòi hỏi phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu
mạnh trên thị trường. Chiến lược Marketing có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm. Ngoài ra sự minh bạch trong các cấp thẩm quyền giúp cho hoạt động của ngân hàng đơn giản và nhanh hơn. Tất cả mọi người trong hệ thống đều biết với khoản vay này của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những bước gì, cần bao nhiêu thời gian để trả lời cho khách hàng. Điều này ở các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực sự còn yếu kém.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nghiên cứu tổng quan hiệu quả hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại; các phương pháp đánh giá, phân tích. Từ đây tạo tiền đề để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trong các chương tiếp theo.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống các Chi nhánh Ngân hàng thương mại nói riêng có sự khác biệt, theo đó hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng thương mại là hiệu quả kinh doanh đơn lẻ, chỉ đóng góp một phần vào hiệu quả kinh doanh chung của Ngân hàng thương mại do bị giới bởi một số nghiệp vụ ngân hàng phát sinh theo quy định của pháp luật. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh các Ngân hàng thương mại, nhà quản lý cần phải nắm thật rõ thực trạng về nguồn lực của đơn vị mình, từ cơ cấu danh mục tạo ra các khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận đến hệ thống quy trình nội bộ cũng như cơ chế vận hành hệ thống và khả năng quản trị điều hành của chính mình trong mối quan hệ thổng hòa với thị trường bên ngoài, từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá để làm cơ sở xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình. Trong số các mục tiêu cốt lõi của chiến lược thì nâng cao hiệu quả tài chính, nâng cao năng suất lao động; phát triển khách hàng; hoàn thiện quy trình và cơ chế điều hành nội bộ; đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mục tiêu đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng nhất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- Chi nhánh Long An
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
❖ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Vietcombank hiện có gần 18.400 cán bộ nhân viên, có trên 550 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Công ty con/Đơn vị thành viên trong nước; mạng lưới hoạt động tại nước ngoài gồm: Công ty tài chính tại Hồng Kông, Công ty chuyển tiền tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào, Văn phòng đại diện tại Singapore, Văn phòng đại diện tại Mỹ và Chi nhánh tại Úc. Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 50.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
❖ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An
Vietcombank Long An là đơn vị trực thuộc Vietcombank có 05 PGD đặt tại các huyện, thị, thành phố: Tân An, Kiến Tường, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước. Vietcombank Long An luôn có những thay đổi phù hợp, linh hoạt trong các chính sách
theo biến động của thị trường như: Chính sách lãi suất, các phương thức thanh toán nhanh, thuận tiện, đảm bảo chính xác, luôn nhiệt tình với khách hàng đến với ngân hàng, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, huy động vốn, thanh toán trong nước và quốc tế, do đó khách hàng luôn có thiện cảm khi đến với Vietcombank Long An. Trải qua hơn 14 năm xây dựng và trưởng thành, tuy là một khoảng thời gian không dài nhưng Vietcombank Long An đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An nói riêng và của đất nước nói chung.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Vietcombank Long An
Nguồn: Vietcombank Long An
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Vietcombank Long An được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Ngân hàng, Giám đốc và các phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại Chi nhánh và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở Chi nhánh chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch; các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh con trực thuộc, Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các phó Giám đốc phụ trách về mọi hoạt động của đơn vị mình.
2.1.3. Chức năng và hoạt động của ngân hàng
Chức năng: Vai trò của chính của Vietcombank là thực hiện chức năng trung
gian tài chính, đứng ra huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và cung cấp vốn cho chủ thể cần vốn theo hình thức cho vay, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện chức năng là tổ chức trung gian thanh toán giữa các chủ thể trong nền kinh tế, nhận chuyển tiền, chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, dịch vụ ủy thác chuyển tiền qua mạng vi tính.
Vietcombank có các hoạt động sau:
✓ Huy động vốn
- Thực hiện huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều định kỳ; - Nhận thu đổi, mua bán ngoại tệ theo quy định của ngành;
- Huy động vốn thông qua thanh toán liên ngân hàng;
- Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình phát triển kinh tế - xã hội.
✓ Hoạt động cho vay
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực.
- Thực hiện cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng...
- Cho vay trung và dài hạn để phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ.
- Cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
- Thực hiện tín dụng để bảo lãnh nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
✓ Dịch vụ thanh toán
- Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối - Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán trong nước và quốc tế - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An
2.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Long An có chiến lược huy động vốn rất cụ thể và rõ ràng là tập trung vào huy động nguồn vốn tại dân cư có tính chất bền vững hơn so với các nguồn vốn huy động khác từ các tổ chức kinh tế, giúp ngân hàng kinh doanh ổn định, có đủ lượng tiền để đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như việc