Phân tích mức sinh lời và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 50 - 57)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.6. Phân tích mức sinh lời và khả năng sinh lời

Bảng 2.6. Tình hình lợi nhuận của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Tổng thu nhập 577,0 660,5 783,0 83,5 14,47 122.5 18,5 Tổng chi phí 502,7 480,0 512,0 (22,7) (4,52) 32.0 6,7 Lợi nhuận 74,3 180,5 271,0 106,2 142,93 90.5 50,1 Tổng tài sản 12.836 14.275 16.579 1.439.0 11,21 2,304.0 16,1 Vốn chủ sở hữu 5.439 6.040 6.787 601.0 11,05 747.0 12,4 ROA 0,58% 1,26% 1,63% ROE 1,37% 2,99% 3,99% - Tổng chi phí/ Thu nhập 87,12% 72,67% 65,39% - Tổng chi phí/ Lợi nhuận 6,77 2,66 1,89

2.2.6.1. Thực trạng lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng thì trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi. Và lợi nhuận cũng là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do đó, các chỉ số tài chính về lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta không thể không nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả doanh nghiệp thông thường đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận còn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tuỳ thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác trong điều kiện thực tế, chi phí phát sinh...

Kết quả Bảng 2.7 cho thấy: Chi phí năm 2018 thấp hơn năm 2017 là 22,7 tỷ đồng, tốc độ giảm 4,52% so với năm 2017; Chênh lệch thu chi (lợi nhuận) năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 106,2 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 142,93% so với năm 2017. Năm 2019 chi phí tăng hơn năm 2018 là 32 tỷ đồng tốc độ tăng là 6,67% so với năm 2018; Chênh lệch thu chi (lợi nhuận) năm 2019 tăng hơn năm 2018 là 90,5 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 50,14% so với năm 2018.

2.2.6.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

ROA 0,58% 1,26% 1,63%

Hình 2.5. Tỷ lệ ROA, ROE tại Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019

Nguồn: Vietcombank Long An

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho ta thấy được khả năng

bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn chung, ROA của ngân hàng như vậy là tương đối thấp, nhất là trong năm 2018 tỷ lệ này tăng 0,68% so với năm 2017. Tỷ lệ tăng này là do năm 2018 lợi nhuận của ngân hàng tăng so với năm 2017. Tuy nhiên, trong năm 2019 ngân hàng đã có một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn làm tăng lợi nhuận lên do vậy tỷ lệ này trong năm 2019 có sự tăng lên hơn so với năm 2018 là 0,37%. Tuy tỷ lệ tăng vẫn là tốt nhưng ngân hàng cần có những giải pháp để phát huy hơn nữa qua các năm tiêp theo. Ngân hàng cũng cần phân bổ vào các tài sản sinh lời cao nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Để duy trì sự an toàn và bền vững trong quá trình phát triển, chi nhánh cần hoạch ra những chính sách đầu tư để nâng cao tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Tuy nhiên, chỉ số này ngân hàng chỉ nên chấp nhận ở mức độ vừa phải vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro mang lại cho ngân hàng càng lớn. Chi nhánh cần đa dạng hoá các nguồn thu để lợi nhuận của ngân hàng bao gồm nhiều khoản thu chẳng hạn như thu lãi

từ hoạt động bảo lãnh trong nước, thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu lãi từ dịch vụ thanh toán... Qua đó, làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải tìm cách để hạn chế các tài sản có không sinh lời khác như tiền mặt và tài sản cố định. Việc gia tăng lợi nhuận và giảm tài sản là giải pháp thường thấy làm cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng lên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức là cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 1,37 đồng lợi nhuận vào năm 2017, năm 2018 tăng lên là 2,99 đồng và đến năm 2019 tăng lên là 3,99 đồng. Xét về mặt hiệu quả giữa đồng thu nhập và việc tạo ra lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế vì Vietcombank Long An là một chi nhánh nên kết quả lợi nhuận thu được là lợi nhuận trước thuế sau đó chuyển qua hội sở để hội sở hạch toán và tính lợi nhuận sau thuế) ta thấy hiệu quả tăng mạnh các năm, đặc biệt là năm 2019. Sự biến động này là chi nhánh tìm được nguồn vốn giá rẻ như nguồn tiền gửi không kỳ hạn, nguồn huy động tại địa phương dẫn đến tỷ lệ vốn vay của ngân hàng cấp trên cao làm tốc độ tăng chi phí thấp tốc độ tăng của thu nhập và lợi nhuận thu được.

Như vậy, hệ số doanh lợi đã xác minh lại một lần nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm. Thông qua chỉ số này ngân hàng đưa ra những giải pháp tích cực trong việc tăng lợi nhuận trong tổng thu nhập của mình như áp dụng chính lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống... Bên cạnh đó, chi nhánh đã có chiến những lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường.

2.2.6.3. Phân tích hiệu quả sử dụng đầu vào của ngân hàng

Quản lý và sử dụng đầu vào là một phần trong khả năng quản trị điều hành của các lãnh đạo đơn vị hoạt động kinh doanh. Sử dụng đầu vào hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mà đơn vị nào cũng muốn. Chúng ta phân tích bảng dưới đây để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của ngân hàng:

Tỷ lệ chi phí/Thu nhập: Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một

đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì chi nhánh phải bỏ ra 87,12 đồng chi phí vào năm 2017, 72,67 đồng vào năm 2018 và đến năm 2019 là 65,39 đồng. Nhìn chung chỉ số này của ngân hàng qua 3 năm đều cao tuy nhiên vẫn có

thể chấp nhận được vì chỉ số này ở các năm đều nhỏ hơn 1 nhưng chỉ số này giảm dần qua các năm. Do đó, trong thời gian tới ban lãnh đạo chi nhánh cần có những chính sách huy động vốn hữu hiệu hơn nữa để tiết kiệm tối thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng.

Hình 2.6. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập, chi phí trên lợi nhuận tại Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

Tiêu chí Tổng chi phí/Thu nhập Tổng chi phí/Lợi nhuận

Năm 2017 87,12% 6,77

Năm 2018 72,67% 2,66

Năm 2019 65,39% 1,89

Nguồn: Vietcombank Long An Tỷ lệ chi phí/Lợi nhuận: Qua bảng số liệu hình 2.9 để tạo ra lợi nhuận của chi nhánh càng ngày càng phát triển, để đạt được một đồng lợi nhuận chi phí bỏ ra giảm qua các năm, đến năm 2019 ngân hàng cần 65,39 đồng chi phí mới tạo ra được 100 đồng lợi nhuận. Chỉ số này không cao, chứng tỏ chi nhánh sử dụng chi phí tương đối hiệu quả. Đây là yếu tố tốt cho họat động của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần duy trì và phát huy sử dụng chi phí có hiệu quả hơn.

Tóm lại, qua việc phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng bằng các chỉ tiêu tài chính giúp ta hiểu rõ hơn quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua từ năm 2017 - 2019. Nhìn chung năm 2018, 2019 môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn, kết quả kinh doanh đạt được khả quan hơn so năm 2017. Hai năm 2018, 2019 tình hình hoạt động có sự chuyển biến tốt hơn, tuy nhiên do mức độ cạnh

tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính dẫn đến tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chính vì vậy, ngân hàng cần huy động được nguồn vốn giá rẻ nhiều hơn để cho vay làm tăng thu nhập, bên cạnh đó ngân hàng cũng không ngừng mở rộng quy mô của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường đáp ứng thêm các dịch vụ ngân hàng, tạo thêm mối quan hệ giao dịch thanh toán với các ngân hàng khác và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

2.2.6.4. Phần chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng

Chất lượng tài sản có của ngân hàng được đánh giá chủ yếu vào hoạt động tín dụng, như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài sản có tốt. Để đánh giá được chất lượng tài sản có tốt hay không, chúng ta đi vào phân tích các chỉ tiêu tín dụng sau, tuy nhiên cũng tùy từng chỉ tiêu tăng giảm, cao hay thấp mà đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu.

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019

Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % - Nợ xấu 151.80 2.60 6.20 (149.2) (98.29) 3.60 138.46 - Tổng dư nợ 3,699 4,190 4,703 491.0 13.27 513.0 12.24 - Vốn huy động 3,698 4,135 5,089 437.0 11.82 954.0 23.07 - Thu lãi cho

vay 551 657 741 106.30 19.29 83.70 12.73

- Chi lãi tiền

gửi 222 248 305 26.22 11.82 57.24 23.07

- Vốn huy động

/Tổng dư nợ 99.97% 98.69% 108.21% -1.29% 9.52% - Nợ xấu /

Tổng dư nợ 4.10% 0.06% 0.13% -4.04% 0.07%

Tỷ lệ vốn huy động/Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn trên nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng thấp và ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì sẽ cho thấy ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Đối với Vietcombank Long An thì chỉ tiêu này có sự biến động tăng giảm nhỏ qua giai đoạn 2017 - 2019 là do nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm đã tăng lên. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì đây là điều không tốt thể hiện việc ngân hàng sử dụng vốn chưa hết, sử dụng vốn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cho vay của ngân hàng, trong khi nhu cầu nguồn vốn của thị trường còn rất cao. Do vậy, trong thời gian sắp tới ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng của chi nhánh và động huy động vốn hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu cho vay vốn của khách hàng mà hạn chế vay thêm vốn của Vietcombank.

Hình 2.7 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019

Nguồn: Vietcombank Long An Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhất chất lượng tín

dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này biến động qua 3 năm nhưng đều nhỏ hơn 3% theo quy định của NHNN. Cụ thể năm 2017 là 4,1%, năm 2018 là 0,06% và sang tới năm 2019 thì chỉ tiêu này là 0,13%. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng khá tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ. Đây là điều tốt

đối với chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tuy nhiên, chi nhánh không nên quá chủ quan, trong thời gian sắp tới ngân hàng cần kiên quyết trong hoạt động tín dụng, có những giải pháp hạn chế tối đa rủi ro tín dụng và chú trọng đến tỷ lệ nợ xấu nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng tốt hơn. Một nguyên nhân khác khiến nợ xấu phát sinh là do ngay từ khâu thẩm định khách hàng đã thiếu sự chặt chẽ và có những nhận định thiếu chính xác về phương án cũng như hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, việc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều khách hàng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó khiến nguồn thu của khách hàng giảm sút và làm ảnh hưởng đến nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng. Trong khi đó, việc phát hiện kịp thời những dấu hiệu có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng vẫn còn chưa được chú trọng quan tâm nên dẫn đến chưa có các điều chỉnh hoặc cơ cấu khoản vay cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế và khả năng trả nợ của khách hàng. Những nguyên nhân này làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng nếu ngân hàng không có biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)