Vai trò của hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 26 - 27)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà mọi ngân hàng đều hướng tới trong quá trình hoạt động, được thể hiện cụ thể qua yếu tố lợi nhuận, và nó mang ý nghĩ sống còn đối với hoạt động của một ngân hàng. Ngân hàng chỉ tồn tại và phát triển được khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì ngân hàng đó sẽ dần đi đến chỗ phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt, vì vậy hiệu quả kinh doanhvừa là mục tiêu của các ngân hàng trong quá trình hoạt động, vừa là động lực để các ngân hàng không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của chính mình. Hiệu quả kinh doanh càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng càng vững chắc, ngân hàng sẽ có thêm điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, thực hiện đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, tạo đà nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Kinh doanh hiệu quả tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên; là động lực to lớn kích thích tinh thần làm việc, phát huy cao nhất sự sáng tạo và khả năng của nhân viên đối với hoạt động của ngân hàng, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo. Hiệu quả kinh doanh còn là một trong những công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị ngân hàng thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc kinh doanh đạt ở mức độ nào mà còn cho phép

các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng thu nhập và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra, đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu mà ngân hàng đề ra.

Đối với nền kinh tế: Hiệu quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với sự

phát triển của nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế được phản ánh bằng hiệu quả kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh; và một khingành nghề này phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, từ đó tạo nên sự phát triển đồng bộ của cả nền kinh tế. Ngược lại nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng chocác thành phần kinh tế có điều kiện phát triển hơn nữa, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là điều kiện tài chính để các chủ thể kinh tế thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước và xã hội thông qua các khoản thuế. Lợi nhuận mà họ đạt được càng cao thì số thuế Nhà nước thu được càng nhiều, ngân sách quốc gia sẽ tăng lên. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)