Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 43)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của một ngân hàng thương mại để biết về hoạt động cho vay vốn của ngân hàng ta đi nghiên cứu bảng số liệu sau:

Hoạt động tín dụng năm 2019 của Vietcombank Long An là 4.703 tỷ đồng, đã hoàn thành được 90% kế hoạch năm do Vietcombank giao. Trong đó, dư nợ bán lẽ là 2.654 tỷ đồng (đạt 56,4% so với tổng dư nợ). Dư nợ bán lẻ tại PGD là 1.303 tỷ đồng, hoàn thành 98% kế hoạch năm do Vietcombank giao.

Qua Bảng 2.2 cho thấy, giai đoạn năm 2017 – 2019 cụ thể như sau: Tổng dư nợ tín dụng tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, cụ thể qua các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 3.699 tỷ đồng, 4.190 tỷ đồng, 4.703 tỷ đồng; Năm 2018 mức tăng tuyệt đối so với năm 2017 là 491 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,27%; Năm 2019 mức tăng tuyệt đối so với năm 2018 là 513 tỷ đồng, tốc độ tăng 12,24%.

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

I. Tổng dư nợ cho vay 3.699 4.190 4.703

II. Dư nợ theo kỳ hạn

- Dư nợ ngắn hạn 2.219 60% 2.698 64% 2.963 63%

- Dư nợ trung hạn 555 15% 629 15% 705 15%

- Dư nợ dài hạn 925 25% 2.070 49% 1.035 22%

III. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

- Dư nợ cá nhân 1.153 31% 1.698 40% 2.268 48% - Dư nợ DN và HTX 2.546 69% 2.492 60% 2.435 52%

Nguồn: Vietcombank Long An

Năm 2018 dư nợ ngắn hạn 2.698 tỷ đồng tăng so với năm 2017 (2.219 tỷ đồng) là 479 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 21,58%). Dư nợ trung hạn năm 2018 là 629 tỷ đồng tăng so với năm 2017 (555 tỷ đồng) là 74 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 13,33%). Dư nợ dài hạn năm 2018 là 2.070 tỷ đồng tăng so với năm 2017 (925 tỷ đồng) là 1.145 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 123,78%).

Năm 2019 dư nợ ngắn hạn 2.963 tỷ đồng tăng so với năm 2018 (2.698 tỷ đồng) là 265 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 9,82%). Dư nợ trung hạn năm 2019 là 705 tỷ đồng tăng so với năm 2018 (629 tỷ đồng) là 76 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 12,08%). Dư nợ dài hạn năm

2019 là 1.035 tỷ đồng giảm so với năm 2018 (2.070 tỷ đồng) là 1.035 tỷ đồng (tỷ lệ giảm là 50%)

Nguyên nhân là do ngân hàng muốn giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng về cơ cấu dư nợ theo hướng ổn định đối tượng ít rủi ro, hạn chế cho vay đối tượng có rủi ro cao, giảm dư nợ cho vay đối với khoản cho vay có biên lợi nhuận thấp theo tinh thần chỉ đạo của Vietcombank. Việc tăng cường cho vay ngắn hạn đã đẩy nhanh được vòng quay vốn tín dụng nhằm làm tăng lãi suất đầu ra bình quân cao nhất.

2.2.3. Phân tích tình hình nợ xấu, nợ nhóm 2 của ngân hàng

Bảng 2.3. Tình hình nợ xấu và nợ nhóm 2 tại Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Loại Nợ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Nợ xấu 151,8 2,6 6,2 (149,2) (98,3) 3,6 138,5

Nợ nhóm 2 47,7 22,9 1,2 (24,8) (52,0) (21,7) (94,8)

Tổng cộng 199,5 25,5 7,4 (174,0) (87,2) (18,1) (71)

Nguồn: Vietcombank Long An

Nợ xấu tín dụng, Nợ nhóm 2 là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong kinh doanh của một NHTM, đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro trong tín dụng đó là tình hình thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thu hồi vốn thấp, các khoản nợ xấu càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định càng cao. Tình hình nợ xấu của Vietcombank Long An trong 3 năm qua 2017 - 2019 có chiều hướng giảm rõ rệt: Năm 2017 tổng nợ xấu là 151,8 tỷ đồng, năm 2018 tổng nợ xấu đã giảm xuống còn 2,6 tỷ đồng (giảm 149,2 tỷ đồng tỷ lệ giảm 98,3%); Năm 2018 tổng nợ xấu là 2,6 tỷ đồng, năm 2019 tổng nợ xấu đã tăng lên 6,2 tỷ đồng (tăng 3,6 tỷ đồng tỷ lệ tăng 138,5%), tổng nợ xấu năm 2019 chỉ chiếm 0,13%/ tổng dư nợ cho thấy Vietcombank Long An đã hoàn thành kế hoạch năm về tỷ lệ nợ xấu dưới 0,4%/tổng dư nợ do Vietcombank giao. Đây là một kết quả tốt và cần được Vietcombank Long An phát huy và duy trì qua các năm tới.

Hình 2.2. Tình hình nợ xấu và nợ nhóm 2 tại Vietcombank Long An giai đoạn 2010 - 2019 ĐVT: Tỷ đồng 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Nguồn: Vietcombank Long An

Nhìn chung nợ xấu và nợ nhóm 2 tại Vietcombank Long An qua các năm cho thấy Vietcombank Long An đã có cách quản trị rất tốt chất lượng tín dụng, nhìn một cách khách quan thì đạt được kết quả tốt như vậy ngoài một phần do nỗ lực của cán bộ tín dụng, Ban giám đốc đã cố gắng, tích cực trong việc thu hồi nợ, xử lý nợ xấu trong thời gian qua, đồng thời với những khoản vay mới luôn được Vietcombank Long An thẩm định, đánh giá ngày càng tốt hơn, chọn lọc khách hàng theo chiến lược, định hướng, tiêu chí chuẩn mực theo tinh thần chỉ đạo Vietcombank.

2.2.4. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2018/2017 2019/2018

Tổng thu 577 660,5 783 14,47% 18,55%

Tổng chi 502,7 480 512 (4,52%) 6,67%

Chênh lệch 74,3 180,5 271 142,93% 50,14%

Nguồn: Vietcombank Long An

Một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập cho bản thân mình. Do đó, để một ngân hàng hoạt động kinh

doanh có giá trị cao thì nhà quản trị không thể bỏ qua việc phân tích một cách chi tiết thu nhập của ngân hàng.

Trải qua hơn 14 năm tồn tại và phát triển, Vietcombank Long An đã không ngừng lớn mạnh. Năm 2017, năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2012-2017), nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Long An nói riêng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng từ sự biến động của giá dầu mỏ, vàng và các loại ngoại tệ mạnh với biên độ cao trong năm, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp...làm chỉ số CPI tháng 12/2017 của Long An tăng 1,55% so với chỉ số giá tháng 12/2016. Bên cạnh đó, Long An có thêm nhiều kênh huy động vốn mới như hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán, trái phiếu xây dựng thủ đô lần thứ nhất, một số tổng công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp...khiến cạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở nên quyết liệt. Ngoài ra, tiến trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước còn chậm, gây ách tắc về vốn của các doanh nghiệp, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Sang đến năm 2019, nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 6,8%. Các hoạt đông kinh tế càng về tháng cuối năm càng sôi động, lãi suất của các ngân hàng sau một thời gian liên tục điều chỉnh hiện đang duy trì ở mức ổn định sau việc cắt giảm lãi suất của Fed. Gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần đang tăng lãi suất huy động để có đủ vốn cho hoạt động cuối năm.

Hình 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

Nguồn: Vietcombank Long An

Tại địa bàn tỉnh Long An tuy phải đối phó với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội: Nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm, tình trạng tăng giá khá

phổ biến, nhất là ở một số hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, sự trầm lắng trên thị trường chứng khoán, mức độ gia tăng sức ép cạnh tranh từ hàng ngoại nhập do thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong năm đầu tiên chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)...nhưng xét về tổng thể, tình hình kinh tế xã hội của Long An trong năm 2019 có nhiều chuyển biến tích cực: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Long An tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, kim nghạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng tương ứng 20,6 và 17,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng tại địa bàn Long An năm 2019 vẫn phát triển khá ổn định, các chỉ tiêu đều ở mức cao so với toàn quốc.

Kết quả Bảng 2.4 cho thấy: Thu nhập năm sau so với năm trước tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Chi phí năm 2018 thấp hơn năm 2017 là 22,7 tỷ đồng, tốc độ giảm 4,52% so với năm 2017; Chênh lệch thu chi (lợi nhuận) năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 106,2 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 142,93% so với năm 2017. Năm 2019 chi phí tăng hơn năm 2018 là 32 tỷ đồng tốc độ tăng là 6,67% so với năm 2018; Chênh lệch thu chi (lợi nhuận) năm 2019 tăng hơn năm 2018 là 90,5 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 50,14% so với năm 2018. Tổng lợi nhuận của Vietcombank Long An năm 2019 đạt 271 tỷ đồng trong đó nguồn thu ngoài lãi là 42 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,5 %/ tổng Lợi nhuận cho thấy tỷ lệ thu ngoài lãi của Vietcombank Long An ở mức cao.

Cho thấy, nguồn thu nhập của Vietcombank Long An vẫn còn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng nhiều hơn. Trên thực tế nguồn thu nhập của một đơn vị kinh doanh càng tăng là càng tốt nhưng với một đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thì tỷ lệ cơ cấu nguồn thu nhập cũng khá quan trọng. Việc mất cân đối về tỷ lệ nguồn thu nhập có thể tiềm ẩn rủi ro trong dài hạn đối với ngân hàng. Các NHTM đều muốn đẩy cao thu nhập và tối đa hóa lợi nhuận nhưng trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay việc đẩy mạnh gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng là một hướng đi đúng và cần thiết, điều này không nhưng nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn giúp giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và nâng cao thị phần của ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cao thể hiện được uy tín cũng như sức khỏe và thương hiệu trên thị trường. Với kết quả nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng có xu hướng tăng tỷ lệ trong năm 2019 thì ngân hàng cần phải phát huy và định hướng phù hợp để đảm bảo duy trì một tỷ lệ phù hợp và an toàn hơn trong thời gian tới.

2.2.5. Phân tích thực trạng chi phí hoạt động của ngân hàng

Chi phí trả lãi tiền gửi: Khoản thu này có xu hướng tăng năm 2018 và giảm nhẹ

năm 2019, đây là một trong hai khoản chi chính của ngân hàng. Sở dĩ khoản chi này tăng lên là do việc trả lãi tiền gửi khách hàng tăng lên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng về chi phí hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.5. Tình hình chi phí hoạt động của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Chi phí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018

+/- % +/- %

Chi trả lãi

tiền gửi 221,88 248,10 305,34 26 11,82 57 23,07 Chi nhân viên 46,80 63,00 73,26 16 34,62 10 16,29

Chi phí khác 234,02 168,9 133,4 (65) (27,83) -36 (21,02)

Tổng 502,7 480,0 512,0 (22,7) (4,52) 32,0 6,67

Nguồn: Vietcombank Long An

Hình 2.4. Tình hình chi phí hoạt động của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Vietcombank Long An

Chi phí nhân viên và chi phí khác: Cũng giống như chi phí trả lãi huy động vốn,

Đây là điều không thể tránh khỏi bởi lẽ ngoài những nguyên nhân chủ quan do ngân hàng còn có những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài như những quy định của ngân hàng Trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và dự phòng, các khoản chi từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng... Điều này sẽ được làm rõ khi phân tích chi tiết các khoản mục chi phí sau:

Qua biểu đồ hình 2.6 trong cơ cấu chi phí hoạt động của ngân hàng, chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng (chi phí huy động vốn) chiếm tỷ trọng cao trong các năm và có xu hướng tăng mạnh năm 2018 và năm 2019, tuy nhiên, tỷ trọng của chi phí trả lãi tiền vay trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng có sự tăng, giảm nhỏ ở các năm tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Do thời gian vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động làm lạm phát tăng cao, kéo theo lãi suất tiền gửi tăng và có sự thay đổi không đều.

2.2.6. Phân tích mức sinh lời và khả năng sinh lời

Bảng 2.6. Tình hình lợi nhuận của Vietcombank Long An giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Tỷ đồng Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Tổng thu nhập 577,0 660,5 783,0 83,5 14,47 122.5 18,5 Tổng chi phí 502,7 480,0 512,0 (22,7) (4,52) 32.0 6,7 Lợi nhuận 74,3 180,5 271,0 106,2 142,93 90.5 50,1 Tổng tài sản 12.836 14.275 16.579 1.439.0 11,21 2,304.0 16,1 Vốn chủ sở hữu 5.439 6.040 6.787 601.0 11,05 747.0 12,4 ROA 0,58% 1,26% 1,63% ROE 1,37% 2,99% 3,99% - Tổng chi phí/ Thu nhập 87,12% 72,67% 65,39% - Tổng chi phí/ Lợi nhuận 6,77 2,66 1,89

2.2.6.1. Thực trạng lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng thì trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi. Và lợi nhuận cũng là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do đó, các chỉ số tài chính về lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta không thể không nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả doanh nghiệp thông thường đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận còn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tuỳ thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác trong điều kiện thực tế, chi phí phát sinh...

Kết quả Bảng 2.7 cho thấy: Chi phí năm 2018 thấp hơn năm 2017 là 22,7 tỷ đồng, tốc độ giảm 4,52% so với năm 2017; Chênh lệch thu chi (lợi nhuận) năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 106,2 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 142,93% so với năm 2017. Năm 2019 chi phí tăng hơn năm 2018 là 32 tỷ đồng tốc độ tăng là 6,67% so với năm 2018; Chênh lệch thu chi (lợi nhuận) năm 2019 tăng hơn năm 2018 là 90,5 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 50,14% so với năm 2018.

2.2.6.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

ROA 0,58% 1,26% 1,63%

Hình 2.5. Tỷ lệ ROA, ROE tại Vietcombank Long An giai đoạn 2017 – 2019

Nguồn: Vietcombank Long An

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho ta thấy được khả năng

bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn chung, ROA của ngân hàng như vậy là tương đối thấp, nhất là trong năm 2018 tỷ lệ này tăng 0,68% so với năm 2017. Tỷ lệ tăng này là do năm 2018 lợi nhuận của ngân hàng tăng so với năm 2017. Tuy nhiên, trong năm 2019 ngân hàng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)