Bản chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 27 - 29)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.3. Bản chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Tác giả đồng tình với Phạm Thị Bích Ngọc và cho rằng, với những hình thái xã hội khác nhau, với những quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất của phạm trù hiệu quả và các yếu tố hợp thành phạm trù này cũng vận động theo khuynh hướng khác nhau. Từ lý thuyết đến thực tiễn đã cho thấy bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu (nhất là mục tiêu lợi nhuận) của ngân hàng thương mại. Để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, công thức cụ thể để đánh giá tính hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại thì cần hiểu biết thấu đáo các vấn đề quan trọng sau đây:

- Phải phân biệt hiệu quả xã hội với hiệu quả kinh tế của ngân hàng thương mại: Hiệu quả kinh tế của ngân hàng thương mại: Là giá trị lợi ích kinh tế ngân hàng thương mại đạt được sau một quá trình hoạt động. Kết quả đạt được có thể là đại lượng cân đong đo đếm được như số lợi nhuận, năng suất lao động, thị phần... và cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của ngân hàng thương mại (thương hiệu), chất lượng sản phẩm…

- Về nguyên tắc, hiệu quả kinh tế quyết định hiệu quả xã hội. Khi có hiệu quả kinh tế thì đi theo là có hiệu quả xã hội. Một khi lợi nhuận cao thì ngân hàng thương mại sẽ có nhiều khả năng giải quyết các vấn đề xã hội (ví dụ trợ cấp khó khăn cho người lao động, gia tăng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho cán bộ công nhân viên hoặc tổ chức các đợt nghỉ mát cho người lao động; đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước và hệ quả của nó là tạo ra tiền đề để Nhà nước thực hiện nhiều công việc xã hội).

- Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và tái phân phối lợi tức xã hội trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường…

- Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội được phản ánh đan xen với nhau, tuy nhiên để dễ nhận biết khi quan sát hiệu quả chung về kinh doanh của ngân hàng thương mại, tác giả cũng đồng tình với nhiều ý kiến và phân ra thành hai khía cạnh: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

- Phân biệt hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của ngân hàng thương mại do đó tính chất hiệu quả kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau.

- Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi.

- Xét về tính hiệu quả trước mắt thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà ngân hàng thương mại đang theo đuổi.

- Trên thực tế, để thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài của ngân hàng thương mại là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều ngân hàng thương mại hiện tại lại không đạt mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín của ngân hàng thương mại, mở rộng thị trường cả về chiều sâu lẫn chiều rộng… Do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận là không đặt nặng mà đề cao các chỉ tiêu liên quan đến mục tiêu ngân hàng thương mại đề ra thì chúng ta không thể kết luận là ngân hàng thương mại đang hoạt động không có hiệu quả. Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.

- Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại có thể âm và cũng có thể dương; có thể cao và cũng có thể thấp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn tốt, sức cạnh tranh cũng sẽ tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)