6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.7. Hạn chế rủi ro tín dụng
- Kiểm soát trước khi cho vay: Nâng cao chất lượng món vay mới, kiểm tra thẩm
định hồ sơ vay vốn phải tiến hành một cách cẩn thận và chính xác. Khi cho khách hàng ký hồ sơ vay phải chú ý đến chữ ký và xem xét kỹ, đối chiếu diện mạo của khách hàng với ảnh trong chứng minh thư để tránh hành vi lừa đảo.
- Kiểm soát trong quá trình cho vay: Tuân thủ đúng quy trình tín dụng, thực hiện
đầy đủ các bước kiểm tra trước , trong và sau khi cho vay. Khắc phục tình trạng sử dụng vốn tuỳ ý sai mục đích hoặc dùng vốn ngắn hạn để mua tài sản cố định, xây dựng cơ bản...không trả được nợ khi đến hạn và làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng
- Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm tra và rà soát lại các khoản cho vay, phát hiện càng sớm càng tốt những khoản vay có vấn đề thực tế hoặc tiềm tàng. Tăng cường chỉ đạo và đối chiếu với cán bộ tín dụng trong công tác cho vay và bám sát địa bàn. Lên chương trình công tác cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo đi kiểm tra địa bàn tháng ít nhất được một lần. Tổ chức phân công kiểm tra chéo định kỳ giữa các cán bộ địa bàn nhằm phát hiện kịp thời những sai sót mà cán bộ địa bàn cố tình che dấu.
Để bảo đảm chất lượng kiểm tra tín dụng cần thường xuyên chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên cơ sở lựa chọn những cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có bản lĩnh nghề nghiệp để giữ vững các nguyên tắc trong kiểm tra.
- Đối với những rủi ro tín dụng kiểm soát được thì ngân hàng phải tập trung vào ngăn chặn những rủi ro có thể kiểm soát được mà vẫn có thể xảy ra. Quy định điều kiện cụ thể đối với mỗi loại vay, mỗi đối tượng vay để xác định giá trị vật chất, giá trị uy tín đảm bảo vốn vay theo nguồn nhập tài chính, tính chất và loại hình sản xuất kinh doanh, uy tín và mức độ rủi ro của người vay.
- Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, cơ cấu lại dư nợ đối tượng đầu tư chuyển dần sang đầu tư cho các đối tượng thương nghiệp - dịch vụ.
- Cần chú trọng đến tình hình tài chính của khách hàng, tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của khách hàng, tính khả thi của phương án vay vốn.
Ngân hàng không nên dồn vốn vào một số hoặc một số ít khách hàng, cho dù khách hàng đó kinh doanh có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, cần phải có những chính sách kịp thời và hữu hiệu đối với khách hàng.
- Ngoài ra ngân hàng cần không ngừng nâng cao công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Việc phân tích tín dụng trước khi cho vay rất quan trọng, do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, nhạy bén khi phân tích và tiếp xúc với khách hàng.
- Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình trả nợ và lãi của khách hàng. Ngoài các giải pháp như: nhắc qua điện thoại, gửi thư thông báo... cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng để tiện theo dõi và có giải pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế nợ quá hạn vừa chớm phát sinh.
- Cùng khách hàng tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, giới thiệu khách hàng đến tiêu thụ sản phẩm. Tư vấn cho khách hàng các giải pháp và phương án kinh doanh đổi mới có hiệu quả nhằm từng bước nâng cao năng lực tài chính của khách hàng.
- Xác định lại việc chi trả hoa hồng kịp thời, nhanh gọn đối với các khoản thu nợ tồn đọng nhằm kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu hồi nợ.