Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại ủy BAN NHÂN dân HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và CBCC cấp huyện nói riêng. Theo đó, đội ngũ CBCC trẻ, được đào tạo cơ bản ngày càng được tăng cường, bổ sung, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện và đạt được một số kết quả quan trọng như sau:

CBCC phường, huyện hàng năm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ 400 đến 500 lượt người, trong đó số lượng CBCC cấp huyện có từ 80 đến 100 lượt người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chiếm 30- 40% so với tổng số CBCC huyện hiện có của thành phố, tăng 20% so với quy định tại Nghị định số 18/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 về đào tạo, bồi dưỡng công chức; đối tượng cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng mở rộng cho cả những người hoạt động không chuyên trách huyện, trong đó tập trung đào tạo CBCC huyện theo vị trí chức vụ và chức danh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm đào tạo cán bộ nữ; số lượng cán bộ nữ cử đi đào tạo, bồi dưỡng chiếm 35 - 40% so với tổng số CBCC huyện cử đi đào tạo. Cùng với việc tăng dần số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng được

nâng lên, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được triển khai toàn diện, trong đó chú trọng đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng thực thi công vụ, bồi dưỡng theo vị trí chức danh CBCC.

Nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng, tổ chức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; điều này được thể hiện ở chỗ là mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi

dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chương trình cụ thể như: kỹ năng dành cho lãnh đạo phường, huyện; nghiệp vụ công tác địa chính xây dựng; nghiệp vụ công tác tư pháp; nghiệp vụ công tác kế toán; nghiệp vụ về văn thư lưu trữ, thực hành văn bản; nghiệp vụ về tin học; nghiệp vụ xử lý tình huống và tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả...

Giảng viên được mời tham gia giảng dạy là những người có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực. Ngoài ra, Sở Nội vụ còn mời lãnh đạo các Sở hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho CBCC theo từng vị trí việc làm;

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chia tổ nhóm thảo luận, làm bài tập tình huống; minh họa quy trình, thao tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu video clip, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”. Đối với các lớp tập huấn lập hồ sơ công việc, kỹ năng soạn thảo văn bản, sau khi nghiên cứu lý thuyết, tổ chức thực hành thông qua hội thi.

Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức một số lớp như đào tạo cán bộ chủ chốt cấp huyện cho 139 học viên đã tốt nghiệp đại học được tuyển chọn và cử tham gia khóa học quản lý nhà nước trong thời gian 12 tháng (theo Đề án 89) sau đó mới phân công về công tác ở các phường, huyện. Đến nay có 26 người được bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch UBND, phó bí thư đảng ủy phường, huyện, phó chủ tịch HĐND huyện, 79 người được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Điểm nổi bật, tỉnh đã tiếp nhận và bố trí 119 sinh viên tốt nghiệp đại học trực tiếp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện. Những giải pháp trên đã góp phần chuyển biến trình độ, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở.

Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hòa Vang tổ chức lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND huyện dành cho 315 đại biểu HĐND huyện

với 06 chuyên đề: Phát triển kinh tế - huyện hội trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập quốc tế; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND huyện; kỹ năng tiếp xúc cử tri và tiếp công dân; kỹ năng thuyết trình, chất vấn và thảo luận; kỹ năng thẩm tra và giám sát tài chính - ngân sách; kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển năng lực cá nhân cho đại biểu HĐND huyện và bồi dưỡng riêng cho 84 nữ đại biểu HĐND huyện về kỹ năng giám sát, giao tiếp và thuyết phục.

Về chất lượng của CBCC huyện: Nếu như năm 2009, CBCC cấp huyện trình độ chuyên môn đại học có 19,2%, cao đẳng, trung cấp 34,9%, trình độ tin học 56,3% thì đến năm 2020 đã tăng lên đáng kể: đại học 36,4%, cao đẳng, trung cấp 32,4%, tin học cơ sở 65,6%.

Như vậy, qua việc đào tạo cán bộ cơ sở, nhất là cấp huyện đã được các cấp chính quyền chú ý cả về số lượng và chất lượng, có quy định chặt chẽ tiêu chuẩn đầu vào và nâng chất lượng hiện có để đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển của thành phố. Qua đào tạo, bồi dưỡng khả năng ứng xử công việc, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được thông suốt và nhạy bén hơn, trách nhiệm đối với công việc được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại ủy BAN NHÂN dân HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w