Hoàn thiện nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại ủy BAN NHÂN dân HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo nguồn nhân lực

lực

3.2.3.1. Nội dung đào tạo nguồn nhân lực:

Qua phỏng vấn đại diện các phòng, ban thuộc UBND huyện ở phụ lục 1 hầu hết ý kiến phản hồi cho rằng xác định nhu cầu đào tạo CB, CC cần dựa trên chiến lược phát triển và kế hoạch nhân sự của tỉnh, của huyện, quy hoạch phát triển của địa phương. Trong đó, quá trình đào tạo phải đúng với từng chức danh, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng vị trí công việc. Đối với lãnh đạo nên tập trung đào tạo các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, nâng cao khả năng định hướng, tầm nhìn chiến lược và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với CB, CC tập trung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt kỹ năng mềm để giải quyết các công việc chuyên môn và tham mưu cho lãnh đạo.

Biên soạn đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, giáo trình, bài giảng, đào tạo CB, CC văn bản bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch bảo đảm, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí công tác, chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng vị trí chức danh đảm nhiệm. Kiến thức đào tạo theo hướng nâng cao, thường xuyên cập nhật thông tin được đổi mới

Thực hiện công tác đào tạo gắn với quy hoạch, đào tạo chuyên môn đúng với vị trí làm việc, chú trọng bồi dưỡng năng lực thực tiễn, tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức.

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức về lý luận chính trị, kiến thức Quốc phòng và An ninh, kiến thức kỹ năng QLNN, kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp với công dân, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hội nhập quốc

tế, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng quản lý công việc, giao tiếp giải quyết vấn đề để CB, CC có thể tự tin chủ động phát triển được khả năng của mình trong môi trường hội nhập.

Bảng 3.1. Giải pháp nội dung đào tạo

TT Đối tượng Nội dung đào tạo

1 Cán bộ

chuyên môn

- Định hướng: Thực hiện tốt công việc hiện tại, theo hướng chuyên sâu một công việc.

- Đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ.

- Hình thức đào tạo dài hạn, chứng chỉ ngắn hạn, xa nơi làm việc, tại nơi làm việc.

2 Trưởng, phó phòng

- Định hướng: Thực hiện nhiều việc hiện tại và vươn lên vị trí cao hơn.

- Đào tạo chuyên môn và khả năng tư duy.

- Hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, xa nơi làm việc.

3

Chủ tịch, Phó Chủ tịch

huyện

- Mục tiêu đào tạo:Thực hiện nhiều việc, theo thử thách và vươn lên vị trí cao hơn.

- Đào tạo nâng cao khả năng tư duy, kiến thức KT- XH.

- Thời gian đào tạo ngắn hạn 1 năm, xa nơi làm việc Đối với cán bộ chuyên môn nên đào tạo chuyên sâu công việc vì phần lớn đảm nhiệm công việc chuyên môn hiện tại của mình.

Đối với Phó trưởng phòng và TT UBND thì cần thuyên chuyển cán bộ từ phòng ban này sang phòng ban khác thăng tiến lên vị trí cao hơn hoặc tương đương.

3.2.3.2. Về phương pháp đào tạo

Thực hiện đổi mới một cách tích cực phương pháp giảng dạy, lấy học viên làm trung tâm tích cực khuyến khích sự chủ động sáng tạo của người

học, tăng cường sự phối hợp trao đổi giữa giảng viên và học viên, tạo không khí học tập sôi nổi, làm cho việc truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Thông qua mô hình hóa bài giảng thành các sơ đồ, biểu đồ, minh họa bằng các hình ảnh sinh động, thảo luận, tranh luận trong nhóm, v.v.. trước khi giảng viên kết luận, gợi mở có tác dụng lôi cuốn mọi người học tham gia vào bài giảng, chủ động hơn; tiếp thu kiến thức không thụ động, một chiều mà có phân tích, phản biện v.v..Tác dụng của phương pháp giảng dạy tích cực đối với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhưng để thực hiện được phương pháp giảng dạy tích cực đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững bài giảng, có kiến thức sâu rộng, am hiểu thực tiễn, am hiểu tình hình thực tế văn hóa, phong tục tập quán vùng miền, thường xuyên trau dồi phương pháp sư phạm, phải biết lượng hóa những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản, dễ tiếp thu.

Phương pháp đào tạo cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ. Tùy theo đặc thù của từng môn học có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp sử dụng các công cụ giảng dạy tiên tiến.

Tăng cường đổi mới công tác đào tạo, cập nhật kiến thức mới, kỹ năng nghiệp vụ cho CB, CC. Ứng dụng công nghệ “thực tại ảo” trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality - VR) là một loại hình công nghệ tích hợp các nội dung đa phương tiện để truyền tải nội dung thông tin, nó cho phép người dùng tương tác với các thành phần nội dung. VR sử dụng đồ họa máy tính để tạo ra một thế giới “như thật” theo không gian ba chiều, người tham gia có thể tương tác với môi trường ảo đó. Hơn nữa, thế giới “nhân tạo” này không tĩnh tại, mà thay đổi theo ý muốn tương tác (tín hiệu vào) của người sử dụng (nhờ hành động, lời nói,..). Điều này xác định một đặc tính chính của VR, đó là tương tác thời gian thực (real-time interactivity).

Xây dựng các chương trình đào tạo phải gắn liền với chiến lược phát triển KT-XH của huyện, vì các chương trình này phải cung cấp đủ NNL có các kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Việc hoạch định chương trình đào tạo phải dựa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, nhu cầu đào tạo NNL hiện có.

3.2.3.3. Chương trình đào tạo

Xây dựng chương trình đào tạo NNL như:

- Mục tiêu đào tạo: nêu mục tiêu chương trình trên cơ sở mục tiêu đã nêu ra.

- Đối tượng: nêu đặc điểm đối tượng tham gia và số lượng.

-Nêu phương pháp đào tạo: cách sử dụng và mô tả nội dung, phương pháp thực hiện.

- Nội dung chương trình đào tạo: kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Chi phí: chi phí liên quan đến công tác đào tạo, tổng chi phí.

- Công tác đánh giá: đánh giá nhận thức, đánh giá kết quả sau đào tạo, đánh giá hiệu quả chi phí.

* Xây dựng chương trình đào tạo “Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo”

- Mục tiêu đào tạo

Nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm công tác tại UBND huyện.

- Đối tượng:

Chủ tịch, các phó chủ tịch, trưởng phó phòng, ban trực thuộc UBND huyện. - Phương pháp đào tạo

Bài giảng của giáo viên. Thảo luận nhóm.

Nghiên cứu tình huống.

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành.

Kỹ năng thuyết trình và chủ trì cuộc họp, kỹ năng quản lý thời gian Phương pháp tư duy và giải quyết các vấn đề

Phân công, phân nhiệm ủy thác công việc

Phân tích báo cáo tài chính, kiến thức thuế dành cho lãnh đạo 4 vai trò trọng yếu của lãnh đạo

7 thói quen hiệu quả Chuyên gia phát triển KPI

* Chương trình đào tạo: dành cho trưởng, phó phòng ban

Chuyên đề về kỹ năng xây dựng và theo dõi chương trình công tác, lịch làm việc và tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và kỹ năng quản lý văn phòng.

Tinh thần TEAMWORK, Đào tạo huấn luyện nhân viên hiệu quả.

Chuyên đề về trình tự lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách. Tài chính - kế toán dành cho lãnh đạo.

Chuyên đề về thực hiện khoản biên chế tại huyện và tham mưu việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách. Tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Tài liệu và các thông tin liên quan khác

Dùng trình chiếu, loa, micro, bảng viết, phòng học đạt tiêu chuẩn, nước uống.

Tài liệu bài giảng, giáo trình

Đơn vị tổ chức đào tạo: Học viện chính trị hành chính quốc gia. Thời gian đào tạo: 5 ngày

Địa điểm: tại Hội trường UBND huyện Phú Ninh.

* Chương trình đào tạo dành cho cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ

Khóa học này cung cấp cho học viên những kỹ năng tổng hợp về lý thuyết và thực hành cần thuyết về chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm công tác tại UBND huyện.

- Đối tượng:

Cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động trực thuộc UBND huyện. - Phương pháp đào tạo

Bài giảng thuyết trình của giáo viên. Thảo luận nhóm.

Nghiên cứu tình huống; giải quyết các tình huống cụ thể của học viên. Hỏi đáp, tư vấn cho các học viên có nhu cầu.

Thực hành đánh giá nội bộ, chương trình đào tạo.

Chuyên đề về kỹ năng lập chương trình, kế hoạch công tác văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác thương binh xã hội.

Chuyên đề về thống kê dân số lao động tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn, nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sách lao động thương binh và xã hội.

Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Kiến thức sử dụng phần mềm một cửa, một cửa liên thông

Kiến thức sử dụng phần mềm quản lý văn bản, điều hành.

Kiến thức ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính: triển khai điện tử, dịch vụ hành chính công trực tuyến, các ứng dụng trực tuyến.

Ứng dụng CNTT trong việc quản lý công việc, quản lý hệ thống thông tin. Kiến thức cơ bản về CNTT và an toàn, bảo mật thông tin; kiến thức về quản trị mạng.

Kiến thức sử dụng Internet và tiềm kiếm, tổng hợp thông tin trên mạng - Tài liệu và các thông tin liên quan khác

Tài liệu bài giảng, giáo trình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại ủy BAN NHÂN dân HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w