6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá kết quả đào tạo
Tác giả kiến nghị UBND huyện xây dựng tiêu chuẩn thực hiện cho từng công việc nhằm đưa ra những kết quả cán bộ, công chức cần đạt được cụ thể về mặt số lượng, mức độ hoàn thành và thái độ làm việc. Những tiêu chuẩn này dùng để so sánh trình độ hiện có của người lao động với tiêu chuẩn thực hiện công việc đã lập ra.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo là một phần cực kỳ quan trọng của quá trình đào tạo, nhằm mục đích xem xét công tác đào tạo có đáp ứng được mục tiêu đề ra. Đánh giá chương trình đào tạo là để xem xét mức độ thỏa mãn của các mục tiêu đào tạo sớm đưa ra những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng cho các chương trình đào tạo NNL tiếp theo.
Đánh giá kết quả công tác đào tạo có thể thực hiện bằng cách sau:
-Chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức được xác định thông qua hệ thống đánh giá kết quả học tập rèn luyện qua kiểm tra, thi, thu hoạch và đánh giá hiệu quả sau đào tạo bằng chất lượng công việc sau khi tham gia đào
tạo bồi dưỡng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp huyện cần đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng:
+ Đổi mới tổ chức kiểm tra, thi đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng phản ánh đúng quá trình học tập rèn luyện của mỗi học viên.
+ Xác định đúng đắn mục đích kiểm tra, thi là một lần học viên tổng hợp những kiến thức đã được tiếp nhận trong quá trình đào tạo và nâng lên thành cơ sở, chuẩn mực cho xem xét, luận giải và tổ chức thực tế công tác của học viên. Đồng thời qua kiểm tra, thi để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên.
+ Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong tổ chức kiểm tra, thi, từ ra đề tổ chức kiểm tra, thi đến chấm thi, kiểm tra.
+ Đề thi phải rõ ràng chặt chẽ, chính xác, nội dung phải bao quát được những vấn đề cơ bản của môn học và vấn đề sinh động của hiện thực thực tiễn, mục đích là phải phát huy được tính sáng tạo của học viên trong nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị huyện hội và thực tế công
tác, dung lượng đề thi phải phù hợp với thời gian làm bài.
+ Coi thi, kiểm tra phải nghiêm túc theo đúng nội quy thi. Chấm thi, kiểm tra phải có đáp án, các vòng chấm thi phải được độc lập, bình đẳng, bảo đảm công bằng, chính xác.
-Tổ chức thực hiện đánh giá việc rèn luyện, tu dưỡng của học viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức.
+ Nhận thức đúng đắn việc đánh giá học viên về rèn luyện tu dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức là cần thiết thuộc mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ Xây dựng hệ tiêu chuẩn đánh giá trên tất cả các hoạt động của học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nhận thức chính trị, tư tưởng phẩm chất, tư cách của người cán bộ, công chức qua học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội dung, quy định trong học tập, tinh thần tiền phong gương mẫu, ý thức dân chủ, tự phê bình và phê bình trong học tập.
+ Kết phối hợp chặt chẽ giữa ban cán sự lớp và chủ nhiệm lớp, chủ nhiệm lớp và giảng viên, phòng đào tạo và các khoa trong việc đánh giá sự rèn luyện, tu dưỡng của học viên.
- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo
Đánh giá hiệu quả sau đào tạo là thực sự cần thiết nhằm xem xét giá trị thực tế của đào tạo ở cơ sở đào tạo đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình. Qua đó mà cơ sở đào tạo nghiên cứu, tổng kết để điều chỉnh, hoàn thiện chương trình nội dung và đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Đánh giá được năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của CBCC sau khi đi học về so với trước khi đi học, phân tích được các nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
+ Tổng hợp được kết quả sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch và luân chuyển cán bộ công chức sau khi học.
giữa cơ sở đào tạo với cơ quan quản lý, sử dụng CBCC với cấp ủy các cấp.