Bài học kinh nghiệm trong thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 101 - 142)

7. Cấu trúc luận văn

3.7.2. Bài học kinh nghiệm trong thực tiễn

Quá trình khai thác vùng TGLX có thể rút ra những kinh nghiệm thực tiễn như sau: Trước hết là sự quyết tâm của Bộ Chính trị, BCH Trung Đảng và Chính phủ Việt Nam về đẩy mạnh khai thác vùng TGLX, trong đó có cá nhân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt. Trước khi bắt tay vào khai thác vùng đất này, ông đã thường xuyên đến TGLX, cùng ăn, cùng ở với Nhân dân trong vùng để năm bắt thông tin và nguyện vọng của người dân để ban hành các chủ trương, chính sách sát hợp với tình hình thực tế. Chính vì vậy, khi có chính sách đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân và mỗi người dân có tính tự giác cao, nhanh chóng đưa vùng đất phèn, mặn, trũng, thấp…trở thành vùng đất màu mỡ, đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu lúa, gạo ra thị trường thế giới và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. [136]

Là vùng đất hàng năm bị lũ lụt tàn phá nặng nề, thiệt hại lớn về người và tài sản, Chính phủ cùng các địa phương biết lắng nghe sự hiến kế của các nhà khoa học trong việc xây dựng hệ thống thoát lũ, giữ ngọt, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi do triều đình Nhà Nguyễn xây dựng từ thế kỷ XIX một cách khoa học và bền vững.

Việc khai thác, phát triển sản xuất trên vùng đất mới, được các cấp

94

Tiểu kết chương 3

Từ năm 2001 đến năm 2018 là giai đoạn phát triển vượt bậc của vùng TGLX hay nói cách khác, khoảng thời gian này vùng TGLX phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng – An ninh…đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đây thật sự là giai đoạn khai thác vùng TGLX mạnh nhất, hiệu quả nhất trong hơn 300 năm khai phá vùng đất Tây Nam bộ, trong đó có vùng TGLX.

Có 2 nguyên nhân mà vùng TGLX phát triển nhanh, chóng, khá toàn diện trong giai đoạn này là: Đảng và Chính phủ cùng với các địa phương có sự quyết tâm cao trong việc khai thác vùng đất mới TGLX gắn với thực hiện chủ trương khai hoang, phục hóa, tạo cơ hội cho người dân nghèo, người không đất sản xuất đến định cư, làm ăn sinh sống.

Trong giai đoạn này, vùng TGLX, đã cơ bản hoàn thành hệ thống thoát lũ; hệ thống thủy lợi nội đồng cũng từng bước phát triển đồng bộ, phục vụ tốt việc tháo chua, rửa phèn, tưới tiêu vùng sản xuất lúa, hoa màu; hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người nông dân.

Từ năm 2001 đến năm 2018, nhất là kể từ năm 2011 đến 2018, vùng TGLX được đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, phát huy khá tốt tiềm năng, lợi thế nên năng suất và sản lượng lúa, gạo, thủy sản ngày càng cao, đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là quá trình xây dựng nông thôn mới từ 2011 đến năm 2018, đã tạo ra diện mạo mới về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, điều kiện sống của cư dân TGLX không ngừng được cải thiện và nâng cao.

95

KẾT LUẬN

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh khai thác vùng TGLX, từ năm 1988 đến năm 2018, tại 3 tỉnh, thành phố (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ) đã có sự phát triển vượt bậc. Điều dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng biến đổi nhanh chóng, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển, khuyến khích mọi tầng lớp người dân đến khai thác vùng đất mới. Đến năm 2018, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng TGLX cơ bản ổn định. Đặc biệt, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân toàn vùng. Để kết luận đề tài này, tác giả có mấy nhận xét cụ thể như sau:

Vào thời điểm năm 1988, khi bắt đầu khai phá vùng TGLX thì nơi đây vẫn còn là vùng đất hoang sơ, dân cư rất thưa thớt, bởi vì kết cấu hạ tầng hầu như chưa có gì đáng kể. Lúc đó, ngoài kênh Vĩnh Tế đóng vai trò chủ lực cùng với các kênh như: kênh Hà Giang, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, kênh Rạch Giá – Hà Tiên và hệ thống thủy lợi được hình thành từ thời Pháp thuộc thì hầu như chưa có gì đáng kể cho việc thoát lũ, ngăn mặn, phục vụ sản xuất và đời sống.

Sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước mà tiêu biểu là vai trò cá nhân Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong việc chinh phục vùng đất TGLX đã nhanh chóng biến đổi vùng đất này với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và hiệu quả, giải quyết được bài toán khó là thoát lũ và kiểm soát lũ vùng TGLX, đồng thời góp phần tháo chua, rửa phèn, cải tạo thành công vùng sản xuất hoang hóa.

Không như những giai đoạn khai phá, phát triển trước năm 1988, ở giai đoạn phát triển này, Chính phủ ban hành khá đầy đủ các chủ trương, chính sách, khuyến khích nhân dân tham gia khai thác, cải tạo đất đai với ứng dụng

96

thủy sản, khai thác quặng mỏ sản xuất vật liệu xây dựng, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Thành tựu to lớn trong việc thực hiện chủ trương khai thác vùng TGLX là tiếp tục khẳng định vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển, biến vùng đất phèn mặn nặng này nhanh chóng trở vùng đất bạt ngàn,

“cò bay thẳn cánh” này trở thành vùng sản xuất lương thực hiệu quả, chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp và xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Hiện nay, sản lượng lương thực vùng Tứ giac Long Xuyên chiếm hơn 1/3 sản lượng lương thực toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thành tựu lớn trong quá trình khai thác vùng đất TGLX từ năm 1988 đến 2018 là kết quả nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng và vận hành công trình thoát lũ, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đời sống. Công trình thoát lũ và kiểm soát lũ vùng TGLX, đóng vai trò quan trọng trong việc giải bài toán phân lũ, xả lũ, bảo vệ sản xuất cho toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiệu quả quá trình khai thác, sử dụng đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học hiện đại vào sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản...đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng lúa, gạo, làm giàu cho nhân dân vùng TGLX. Đến năm 2012, vùng đất TGLX đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp sản lượng lúa, gạo phục vụ cho xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, góp phần trong việc thực hiện tốt chủ trương đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

TGLX còn là vùng đất đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có hiệu quả trong việc xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ vững chắc vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

97

Là vùng đất có đặc điểm lịch sử và tự nhiên khá đặc biệt so với các tỉnh thuộc vùng đất Nam bộ nói chung và Tây Nam bộ nói riêng, đáng chú ý là đất phèn mặn, lũ lụt tàn phá nặng nề hàng năm, bất lợi cho sản xuất và đời sống. Vì vậy để chinh phục vùng đất này, việc khai thác đã được Chính phủ và các địa phương quan tâm sâu sắc đến vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc xây dựng các công trình thoát lũ đã được tính toán rất cẩn thận dựa trên những nghiên cứu khoa học nên đã vận hành có hiệu quả cao trong việc xả lũ, sử dụng lượng nước lũ để tháo chua, rửa phèn, làm ngọt hóa toàn bộ vùng đất. TGLX là vùng đất có chung đường biên giới với nước bạn Campuchia, từ thời chúa Nguyễn và vương Triều Nguyễn, ông cha ta đã có tầm nhìn xa, trông rộng va xác định đây còn là vùng đất có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh nên trong khai thác phục vụ cho mục đích kinh tế nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia cũng được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình khai thác và phát triển kinh tế, xã hội vùng đất này trong giai đoạn 1988 đến năm 2018, Đảng, nhà nước, Chính phủ và các địa phương trong vùng TGLX quan tâm thực hiện tốt các chính sách đoàn kết, hữu nghị với quốc gia láng giềng.

Từ năm 1988 đến nay, đặc biệt là từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã hợp tác, thỏa thuận làm tốt việc xây dựng, bảo vệ đường biên, cột mốc với phương châm xây dựng biên giới đoàn kết, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Đến năm 2018, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia (khu vực TGLX), 2 bên đàm phán xác định các điểm và tiến hành xây dựng các cột mốc biên giới, trong đó đã khánh thành 2 cột mốc quan trọng nhất là cột mốc 313, 314 nằm trên địa bàn thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam với huyện Kampongtrach, tỉnh Campot, vương quốc Campuchia.

98

Các tỉnh An Giang và Kiên Giang cùng với Quân khu 9, đã phối hợp thực hiện tốt việc xây dựng khu vực phòng thủ trong vùng TGLX mà người dân đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị lâu đời giữa 2 nhà nước và nhân dân 2 nước Việt Nam – Campuchia.

Quá trình khai thác vùng TGLX giai đoạn 1988 – 2018 là sự tiếp nối công cuộc khai phá vùng đất Nam bộ của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn cùng với chính quyền cách mạng sau năm 1945 trong suốt chiều dài lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ hơn 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XXI. Trong quá trình khai thác vùng TGLX, Đảng, Nhà nước, Chính phủ kế thừa và phát triển một cách sáng tạo những thành quả lao động của nhân dân ta trước năm 1988, đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở mang bờ cõi.

Trong quá trình khai thác vùng TGLX từ năm 1988 đến năm 2018, Đảng và Nhà nước Việt Nam biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, ban hành nhiều cơ chế chính sách thông thoáng, khai thác tối đa nguồn nhân lực trong dân để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn vùng TGLX.

Thành quả mang lại từ việc khai thác vùng TGLX giai đoạn 1988 đến 2018, chính là nhân dân ta sáng tạo, biết phát huy cao độ truyền thống đoàn kết, chung tay chinh phục thiên nhiên và có tầm nhìn sâu rộng về vùng đất có tiềm năng lợi thế bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long mà suốt 3 thế kỷ qua chưa được đánh thức.

Khai thác thành công vùng TGLX góp phần tích cực trong việc thể chế hoa các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới đất nước, đặc biệt là phát triển kinh tế vững chắc, đồng bộ; góp phần hoàn thành các các chương

99

trình kinh tế lớn do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra, trong đó có việc khai thác các vùng đất hoang hóa, xây dựng vùng kinh tế mới.

Việc khai thác, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc bố trí dân cư, nhất là dân cư dọc theo tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc các địa phương, như Thành phố Hà Tiên, thành phố Châu Đốc, huyện Giang Thành, huyện Châu Phú, huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn có ý nghĩa nâng cao khả năng khu vực phòng thủ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Quá trình khai thác vùng TGLX từ năm 1988 đến năm 2018 là thành quả chung của toàn Đảng, toàn dân, không chỉ vùng TGLX mà còn là sự quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng các sự chung sức, chung lòng của lãnh đạo và nhân dân các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình phát triển chung hiện nay, TGLX vẫn còn nhiều thách thức cần được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ cũng cần có sự nỗ lực cao hơn để tiếp tục phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững trong những chặng đường tiếp theo, nhằm góp phần để vùng TGLX phát triển bền vững, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thứ nhất: Theo kịch bản “biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009 thì:

Trong vòng 100 năm tới, mực nước biển dâng 65 cm thì đồng bằng sông Cửu Long có 5.133 km2 (12,8% diện tích) bị ngập. Còn ở mức nước dâng 1 mét, sẽ có 15.116 km3 (37,8%) đất đai bị nhấn chìm trong nước biển. Những đầm tôm, ao cá, vườn cây ăn trái, nhà cửa…và cả vựa lúa lớn nhất đều có nguy cơ bị nước biển dâng

100

là vùng đất sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng và bị tàn phá nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, nếu không có giải pháp căn cơ, bền vững để ứng phó.

Là vùng đất có đặc điểm thổ nhưỡng khá đặc biệt, chịu ảnh hưởng lũ lụt triền miên và sẽ chịu tác động lớn đến khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, TGLX cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Trước hết là Trung ương cần ban hành các chính sách cụ thể cho vùng TGLX, trong đó cần nêu rõ quan điểm chỉ đạo và định hướng giải pháp ứng phó với thời tiết bất thường, lũ lụt, biến đổi khí hậu. Trước mắt, các tỉnh trong vùng cần chủ động tham mưu với Trung ương và phối hợp với nhau, rà soát quy hoạch tổng thể, quy hoạch nuôi thủy sản, trồng lúa để có định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu một cách phù hợp, đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Thứ hai: Với đặc điểm là vùng biên giới, có chiều dài đường biên hàng trăm Kilômét, là vùng trọng yếu về Quốc phòng, an ninh như Quân khu 9 đã xác định. Do đó, TGLX cần có chiến lược tốt nhất trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia phía Tây Nam Tổ quốc, đồng thời xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba: Đảng và nhà nước cần xác định, TGLX là vùng kinh tế quan trọng phía Tây Nam Tổ quốc, để từ đó ban hành các cơ chế đặc thù, các chính sách ưu đãi cán bộ, nhân dân trong vùng, nhằm khuyến khích phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Thứ tư, Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng TGLX” theo Quyết định 593/QĐ- TTg, ngày 26/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là chủ trương lớn của

101

Đảng và Nhà nước, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng TGLX, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có vùng trọng điểm kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả mối liên kết này, các tỉnh trong vùng TGLX cần phối hợp chặt chẽ, dựa vào thế mạnh của từng địa phương để xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch thật cụ thể, phù hợp để đầu tư sản xuất cho từng sản phẩm và đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong nước, ngoài nước, đặc biệt là tìm thị trường xuất khẩu lúa, gạo, thủy sản với chất lượng cao mang tính cạnh tranh với thị trường thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp bền vững, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 101 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)