Tình hình dân cư trước năm 1988

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 33 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Tình hình dân cư trước năm 1988

Trước thế kỷ thứ XVII, dân cư vùng TGLX chủ yếu là một số rất ít lưu dân người Khmer, người Hoa chọn những gò đất cao làm nhà, khai phá đất để trồng trọt, chăn nuôi, làm nhà sàn để tránh thú dữ…Việc khai thác của họ chủ yếu bằng công cụ thô sơ, như: rìu, dao, cuốc tự chế.

Từ thế kỷ thứ XVII, vùng đất Nam bộ xuất hiện một thành phần cư dân mới đó là cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung Việt Nam đến vùng đất mới kiếm kế sinh sống, họ tự phát khai phá rừng hoang, trồng lúa nước và hoa màu. Ba dân tộc anh em (Kinh, Khmer, Hoa) quần tụ nhau, đoàn kết, cùng chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt trong công cuộc mưu sinh đầy khó khăn, gian khổ.

Theo PGS Huỳnh Lứa,

Cư dân người Việt lần hồi tụ tập về đây, chủ yếu là nông dân và thợ thủ công nghèo khổ ở các tỉnh phía ngoài cùng cực, điêu đứng vì tai họa chiến tranh, vì bị giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột tàn bạo, không thể sống nổi, buộc lòng phải rời bỏ quê hương, làng xóm, đi một mình hoặc đem theo cả vợ con, hoặc cùng với bè bạn, hàng xóm láng giềng di cư vào các vùng đất mới xa xôi để tìm con đường sống. [90, tr.49]

Trước năm 1988, dân cư vùng TGLX vẫn còn rất thưa thớt do kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư phát triển, phần lớn diện tích đất còn hoang du, điều kiện sống khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn cách trở, diện tích đất vẫn

26

Năm 1955, Ngô Đình Diệm đưa trên 40.000 người dân ở miền Bắc về sinh sống dọc theo kênh Cái Sắn [133, tr.29] thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ). Khi đưa dân về đây sinh sống dọc theo kênh Cái Sắn, chính quyền Việt Nam cộng hòa ở tỉnh Kiên Giang, đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng, bố trí dân cư mới cùng với đó là khai hoang đất đai để sản xuất lúa, trồng hoa màu, nuôi cá nước ngọt...

Cư dân TGLX chủ yếu là người Kinh vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đó là dân tộc Khmer, dân tộc Hoa. Ngoài ra vùng TGLX còn có đồng bào người Chăm và một số dân tộc thiểu số khác...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai thác vùng đất tứ giác long xuyên từ năm 1988 đến năm 2018 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)